Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân loại, gọi tên và viết công thức hóa học các hợp chất vô cơ

Phân loại, gọi tên và viết công thức hóa học các hợp chất vô cơ là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Hóa học 9. Để giúp các em học tốt phần này, VnDoc gửi tới các bạn Chuyên đề Hóa học lớp 9: Phân loại, gọi tên và viết công thức hóa học các hợp chất vô cơ. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

A. Lý thuyết và phương pháp giải

I. Oxit

Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.

1. Oxit bazơ: Là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

VD: FeO, Na2O, CaO…

2. Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Tiền tố: 1-Mono, 2-đi, 3-tri, 4- tetra, 5-penta, 6-hexa, 7-hepta

VD: P2O5, CO2, SO2

3. Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

VD: Al2O3, ZnO…

4. Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

VD: CO, NO…

♦ Gọi tên oxit:

Oxit của oxi với một nguyên tố kim loại:

Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Oxit

Oxit của phi kim với một nguyên tố phi kim:

Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit

II. Bazơ

1. Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

CTTQ: M(OH)n

VD: Fe(OH)2, NaOH, Ca(OH)2….

  • Phân loại bazo

Bazo tan gồm: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...

Bazo không tan: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2,...

2. Gọi tên bazơ

Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Hidroxit

Cách gọi tên base theo tên QUỐC TẾ

“base” - /beɪs/ - /bêi-s/

“hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ - /’hai-đrooc-xai-đ/

Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

Ví dụ:

Ba(OH)2: barium hydroxide - /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide - /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide - /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)2: iron (II) hydroxide - /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide - /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/

3. Tính chất hóa học của bazo

3.1. Tác dụng với chất chỉ thị màu.

Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

3.2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ:

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

3.3. Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O

Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

3.4. Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ:

2NaOH + ZnSO4 → Na2SO4 + Zn(OH)2

3.5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

Tạo thành oxit tương ứng và nước.

2Fe(OH)3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Fe2O3 + 3H2O

III. Axit

1. Axit: là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

CTTQ: HnA

VD: H2SO4, H2SO3, HCl

2. Gọi tên axit

Axit nhiều oxi:

Axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 Axit Sunfuric

Axit không có oxi:

Axit + tên phi kim + Hidric

VD: HCl Axit clohidric

Axit ít oxi:

Axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 Axit Sufurơ

Gọi tên axit theo tên QUỐC TẾ

“Acid” - /ˈæsɪd/ - /e-xiđ/ hoặc

Ví dụ:

CÔNG THỨC HÓA HỌC

TÊN GỌI

PHIÊN ÂM

DIỄN GIẢI PHIÊN ÂM

HCl

(HX)

Hydrochloric acid

(Hydrohalic acid)

/ˌhaɪdrəˌklɒrɪk ˈæsɪd/

/ˌhaɪdrəˌklɔːrɪk ˈæsɪd/

/hai-đrờ-klo-rik e-xiđ/

H2SO4

Sulfuric acid

/sʌlˌfjʊərɪk ˈæsɪd/

/sʌlˌfjʊrɪk ˈæsɪd/

/sâu-phiơ-rik e-xiđ/

H2SO3

Sulfurous acid

Sulphurous acid

/ˈsʌlfərəs ˈæsɪd/

/sâu-phơ-rợs e-xiđ/

HNO3

Nitric acid

/ˌnaɪtrɪk ˈæsɪd/

/nai-trik e-xiđ/

H3PO4

Phosphoric acid

/fɒsˌfɒrɪk ˈæsɪd/

/fɑːsˌfɔːrɪk ˈæsɪd/

/phoos-phò-rik e-xiđ/

CO2 + H2O (H2CO3)

Carbonic acid

/kɑːˌbɒnɪk ˈæsɪd/

/kɑːrˌbɑːnɪk ˈæsɪd/

/ka-bà-nik e-xiđ/

3. Tính chất hóa học của axit 

3.1. Axit làm đổi màu giấy quì tím

Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ

Đây cũng chính là cách đơn giản để nhận biết ra dung dịch axit, phục vụ trong các bài nhận biết.

3. 2. Axit tác dụng với kim loại

Phương trình hóa học:

Axit + kim loại → muối + H2

Điều kiện phản ứng hóa học:

Axit: Thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2 mà sinh ra các khí như CO, CO2, SO2, H2S, S)

Kim loại: Muối tạo bởi các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K … Na …..Ca ….Mg ….Al …Zn … Fe … Ni… Sn … Pb … H … Cu … Hg… Ag… Pt…. Au

Thí dụ

2K + 2HCl → 2KCl + H2

Mg + H2SO4 (loãng) →  MgSO4 + H2

Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3)

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

Chú ý: Sắt khi phản ứng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không sinh ra muối sắt (III)

3.3. Axit tác dụng với bazơ

Phương trình phản ứng:

Axit + Bazơ → muối + H2O

Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ và được gọi là phản ứng trung hòa

Thí dụ

KOH + HCl → KCl + H2O

Ca(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O

4.4. Tác dụng với oxit bazơ

Phương trình hóa học:

Axit + oxit bazơ → muối + Nước

Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

Thí dụ:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

5.5. Axit tác dụng với muối

Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

Điều kiện

Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh

Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi

Thí dụ:

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra CO2 và H2O)

B. Bài tập vận dụng liên quan

1. Câu hỏi tự luận có đáp án 

Bài 1: Hoàn thành 2 bảng sau:

a)

STTNguyên tốCông thức của oxit bazơTên gọiCông thức của bazơ tương ứngTên gọi
1Na
2Ca
3Mg
4Fe (Hoá trị II)
5Fe (Hoá trị III)

b)

STTNguyên tốCông thức của oxit bazơTên gọiCông thức của bazơ tương ứngTên gọi
1S (Hoá trị VI)
2P (Hoá trị V)
3C (Hoá trị IV)
4S (Hoá trị IV)

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) 

STTNguyên tốCông thức của oxit bazơTên gọiCông thức của bazơ tương ứngTên gọi
1NaNa2ONatri oxitNaOHNatri hidroxit
2CaCaOCanxi oxitCa(OH)2Canxi hidroxit
3MgMgOMagie oxitMg(OH)2Magie hidroxit
4Fe (Hoá trị II)FeOSắt(II) oxitFe(OH)2Sắt(II) hidroxit
5Fe (Hoá trị III)Fe2O3Sắt(III) oxitFe(OH)3Sắt(III) hidroxit

b)

STTNguyên tốCông thức của oxit bazơTên gọiCông thức của bazơ tương ứngTên gọi
1S (Hoá trị VI)SO3Lưu huỳnh trioxitH2SO4Axit Sunfuric
2P (Hoá trị V)P2O5Đi photpho pentaoxitH3PO4Axit photphoric
3C (Hoá trị IV)CO2Cacbon đioxitH2CO3Axit cacbonic
4S (Hoá trị IV)SO2Lưu huỳnh đioxitH2SO3Axit Sunfurơ

Bài 2: Viết công thức của các hợp chất sau đây:

a) Bari oxit

b) Kali nitrat

c) Canxi clorua

d) Đồng(II) hidroxit

e) Natri Sunfit

f) Bạc oxit

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Bari oxit: BaO

b) Kali nitrat: KNO3

c) Canxi clorua: CaCl2

d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2

e) Natri Sunfit: Na2SO3

f) Bạc oxit: Ag2O

2. Câu hỏi trắc nghiệm 

Câu 1: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit axit?

A. CO2, SO3, Na2O, NO2.

B. CO2, SO2, P2O5, CaO.

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5.

D. SiO2, CO2, P2O5, CuO.

Xem đáp án
Đáp án C

Loại A vì Na2O là oxit bazo

Loại B vì CaO là oxit bazo

C đúng

Loại D vì CuO à oxit bazo

Câu 2: Để khử chua đất trồng, người ta sử dụng CaO. Dựa vào tính chất hóa học nào dưới đây mà CaO được dùng làm chất khử chua đất trồng?

A. Tác dụng với axit.

B. Tác dụng với bazơ.

C. Tác dụng với oxit axit.

D. Tác dụng với muối.

Xem đáp án
Đáp án A

CaO là oxit bazo tan trong nước tạo ra Ca(OH)2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Đất chua là đất chua thì có nhiều axit nên người ta thường dùng Ca(OH)2 vì nó tác dụng với axit trông đất theo phản ứng trung hòa và cũng là vì giá thành của nó rẻ hơn cả

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O

Câu 3: Trong các oxit sau: CuO, CaO, P2O5, FeO, Na2O, các oxit phản ứng được với nước ở điều kiện thường gồm

A. CaO, P2O5, FeO.

B. CuO, CaO, P2O5.

C. P2O5, FeO, Na2O.

D. CaO, P2O5, Na2O.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Na2O + H2O → 2NaOH

Câu 4: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. N2 và H2S.

B. O2 và CO2.

C. SO2 và NO2.

D. NH3 và HCl.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 5: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rât tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nó cũng được dùng để làm mưa nhân tạo. Nước đá khô là:

A. CO rắn.

B. H2O rắn.

C. CO2 rắn.

D. SO2 rắn.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6: Trong công nghiệp lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách

A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.

B. nhiệt phân CaSO3 ở nhiệt độ cao.

C. cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

D. đốt quặng pirit sắt.

Xem đáp án
Đáp án D

Trong công nghiệp, SO2 được điều chế bằng 2 cách:

Từ lưu huỳnh: Đốt lưu huỳnh trong không khí.

Từ quặng pirit sắt FeS2

Câu 7: Cho các chất sau: BaO, CaCO3, K2O, Fe3O4, Na2O, N2O, KMnO4. Có bao nhiêu chất là oxit?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 8: Trên mặt nước ở các hố vôi lâu ngày có lớp màng cứng. Lớp màng này được tạo thành do Ca(OH)2 phản ứng với khí X có trong không khí. Vậy khí X là

A. N2.

B. O2.

C. CO2.

D. CO.

Xem đáp án
Đáp án C

Màng rắn đó là: CaCO3 vì trong nước vôi tôi có chứa Ca(OH)2 dưới dạng hòa tan vào nước (nước vôi trong) và trong không khí có khí CO2 nên xảy ra phản ứng tạo kết tủa CaCO3

Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

Câu 9. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:

A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.

C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.

D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

Xem đáp án
Đáp án D

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng  tạo nên FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu bị nhạt dần.

Câu 10. Cho các chất: CuO, BaCl2, Mg, MgO. Chất tác dụng được với dung dịch axit clohiđric tạo dung dịch màu xanh là:

A. CuO.

B. MgO.

C. Mg.

D. BaCl2

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 11. Axit tương ứng với lưu huỳnh (IV) oxit có công thức là:

A. H2SO3

B. H2CO3

C. H2SO4

D. H3PO4

Xem đáp án
Đáp án C

 Câu 12. Oxit nào sau đây làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?

A. CO2

B. N2O

C. Fe2O3

D. N2O5

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 13. Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

A. CaCl2.

B. CaCO3.

C. Ca(OH)2.

D. CaO

Xem đáp án
Đáp án B

Khi để trong không khí lâu ngày, dung dịch nước vôi trong tiếp xúc và phản ứng với các chất trong không khí.

Trong đó, chủ yếu là tác dụng với CO2 tạo kết tủa CaCO3 trên bề mặt:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Vậy thành phần chính của lớp màng cứng trên bề mặt nước vôi trong là CaCO3.

Câu 14. Công thức của bạc clorua là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl

C. Ag2Cl3

D. AgCl

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 6: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4

A. K2SO4; BaCl2

B. Al2(SO4)3

C. BaCl2; CuSO4

D. Na2SO4

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 15. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?

A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch sắt (II) clorua.

B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari clorua.

C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch axit clohiđric.

D. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat.

Xem đáp án
Đáp án D

A.

2NaOH + FeCl2 → 2NaCl + Fe(OH)2

B.

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3 (↓)

C.

2HCl + Na2CO3 → H2O + 2NaCl + CO2

D.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 16. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric loãng

B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

D. Bari clorua và axit sunfuric loãng

Xem đáp án
Đáp án C

A.

BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

B.

Ba(OH)2 + H2SO4 → 2H2O + BaSO4

C.

BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2↑ + BaSO4

D.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Câu 17. Dãy chất nào sau đây gồm các oxit bazơ:

A. CuO, NO, MgO, CaO.

B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Xem đáp án
Đáp án B

A. NO là oxit trung tính

C. CO2 là oxit axit

D. P2O5 là oxit axit

Câu 18. Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?

A .Dung dịch HCl.

B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. Dung dịch H2SO4.

D. Dung dịch NaCl.

Xem đáp án
Đáp án B

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)

Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Câu 19. Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án A

Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Câu 20. Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

A. CaO, CuO

B. CO, Na2O.

C. CO2, SO2

D. P2O5, MgO

Xem đáp án
Đáp án C

Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit

=> CO2; SO2 thỏa mãn

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

NaOH + CO2 → NaHCO3

SO2 + H2O → H2SO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

...................................

Trong phần chuyên đề trên đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về Phân loại, gọi tên và viết công thức hóa học các hợp chất vô cơ gồm các khái niệm, cách phân loại và gọi tên các hợp chất vô cơ. Hy vọng giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình đọc tên gọi tên các chất cũng như vận dụng giải các dạng bài tập câu hỏi liên quan đến bài. 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 9: Phân loại, gọi tên và viết công thức hóa học các hợp chất vô cơ. Mời các bạn học sinh tham khảo các tài liệu khác như Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 để học tốt Hóa 9 hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học lớp 9

    Xem thêm