Tính chất hóa học của Oxit Axit Bazơ Muối

Tính chất hóa học của oxit axit bazơ và muối được VnDoc biên soạn giúp các bạn hệ thống lại kiến thức được học về tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối, giúp các bạn học sinh dễ dàng ghi nhớ các tính chất hóa học, cũng như so sánh đối chiếu tính chất hóa học của các chất. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

1. Tính chất hóa học của oxit

Oxit axitOxit bazơ
Tác dụng với nước

Một số oxit axit + H2O → dung dịch axit (đổi màu quỳ tím → đỏ)

CO2 + H2O → H2CO3

Oxit axit tác dụng được với nước: SO2, SO3, N2O5, P2O5

Không tác dụng với nước: SiO2,…

Một số oxit bazơ + H2O → dung dịch kiềm (đổi màu quỳ tím → xanh)

CaO + H2O → Ca(OH)2

Oxit bazơ tác dụng được với nước: Na2O, K2O, BaO,..

Không tác dụng với nước: FeO, CuO, Fe2O3,…

Tác dụng với axitKhông phản ứng

Axit + Oxit bazơ → muối + H2O

FeO + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2O

Tác dụng với bazơ kiềm

Bazơ + Oxit axit → muối (muối trung hòa, hoặc axit) + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Không phản ứng
Tác dụng với oxit axitKhông phản ứng

Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

CaO + CO2 → CaCO3

Tác dụng với oxit bazơ

Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

MgO + SO3 → MgSO4

Không phản ứng

Oxit lưỡng tính (ZnO, Al2O3, Cr2O3)Oxit trung tính (oxit không tạo muối) NO, CO,…
Tác dụng với nướcKhông phản ứngKhông phản ứng
Tác dụng với axitAl2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2OKhông phản ứng
Tác dụng với bazơAl2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2OKhông phản ứng
Phản ứng oxi hóa khửKhông phản ứng

Tham gia phản ứng oxi hóa khử

2NO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2NO2


2. Tính chất hóa học của axit, bazơ

AxitBazơ
Chất chỉ thịĐổi màu quỳ tím → đỏ

đổi màu quỳ tím → xanh

Đổi màu dung dịch phenolphatalein từ không màu thành màu hồng

Tác dụng với kim loại

- Axit (HCl và H2SO4 loãng) + kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học) → muối + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Một số nguyên tố lưỡng tính như Zn, Al, Cr, …

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Tác dụng với bazơ

Bazơ + axit → muối + nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Một số bazơ lưỡng tính (Zn(OH)2, Al(OH)3, …) + dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Tác dụng với axit

Bazơ + axit → muối + nước

H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Tác dụng với oxit axitKhông phản ứng

Bazơ + oxit axit → muối axit hoặc muối trung hòa + nước

SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O

SO2 + NaOH → Na2HSO3 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ

Axit +oxit bazơ → muối + nước

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

Một số oxit lưỡng tính như ZnO, Al2O3, Cr2O3,… tác dụng với dung dịch bazơ
Tác dụng với muối

Axit + muối → muối mới + axit mới

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Bazơ + muối → Bazơ mới + muối mới

KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2

Phản ứng nhiệt phân

Một số axit \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} oxit axit + nước

H2SO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO3 + H2O

Bazơ không tan \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} oxit bazơ + nước

Cu(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuO + H2O

3. Tính chất hóa học của muối

Tính chất hóa họcMuối
Tác dụng với kim loại

Kim loại + muối → muối mới + kim loại mới

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Điều kiện: Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca,…) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy hoạt động hóa học) ra khỏi dung dịch muối của chúng.

Kim loại Na, K, Ca… khi tác dụng với dung dịch muối thì không cho kim loại mới vì:

Na + CuSO4

2Na + H2O → NaOH + H2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

Tác dụng với bazơ

Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Tác dụng với axit

Muối + axit → muối mới + axit mới

BaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + AgCl

Tác dụng với muối

Muối + muối → 2 muối mới

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl

Nhiệt phân muối

Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaO + CO2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

B. Bài tập vận dụng liên quan

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Có các oxit sau: CaO, Al2O3, Fe2O3, P2O5, CuO, SO3, CO2. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước

b) Axit clohidric

c) Natri hidroxit

Câu 2. Tìm các chất kí hiệu bằng chữ cái trong sơ đồ sau và hoàn thành sơ đồ bằng phương trình phản ứng:

a) FeS2 → M → N → D → CuSO4

b) CuSO4 → B → C → D → Cu

Câu 3. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

a) Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCl2 → CaCO3

b) CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → Na2SO4

c)  Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3→ Al(NO3)3

Câu 4. Có những chất sau: SO3, CO2, Na2O, BaO, NO, KOH, H2SO4, Fe2O3. Hãy viết phương trình những cặp chất có thể phản ứng được với nhau

Câu 5. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH tạo thành muối K2CO3. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH và K2CO3.

Câu 6. Dùng phương pháp nào để phân biệt các khí sau: CO, SO2, CO2.

Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau: CuO, MnO2, Ag2O và FeO

Câu 7. Cho 5 dung dịch riêng biệt: K2SO4, AgNO3, NaOH, Ba(OH)2, HCl. Chỉ dùng giấy quỳ tím, trình bày các bước nhận biết 5 dung dịch trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 8. Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hòa tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M.

a) Tính giá trị của V

b) Tính khối lượng muối clorua tạo thành sau phản ứng.

Câu 9. Từ 40 tấn quặng pirit (FeS2) chứa 40% lưu huỳnh, sản xuất được 46 tấn axit sunfuric. Hiệu suất của quá trình sản xuất H2SO4 là bao nhiêu?

Câu 10. Cho 200 g dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng dung dịch sau cùng có nồng độ 20%. Tính nồng độ phần trăm của hai dung dịch chất ban đầu.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất là:

A. Fe, CaO, HCl.

B.Cu, BaO, NaOH.

C. Mg, CuO, HCl.

D. Zn, BaO, NaOH.

Câu 2. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta dùng thuốc thử là:

A. Quỳ tím .

B. Zn.

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch BaCl2.

Câu 3. Chất gây ô nhiễm và mưa axit là

A. Khí O2.

B. Khí SO2.

C. Khí N2.

D. Khí H2.

Câu 4. Cặp chất tạo ra chất kết tủa trắng là

A. CuO và H2SO4.

B. ZnO và HCl.

C. NaOH và HNO3.

D. BaCl2 và H2SO4

Câu 5. Các khí ẩm được làm khô bằng CaO là:

A. H2; O2; N2 .

B. H2; CO2; N2.

C. H2; O2; SO2.

D. CO2; SO2; HCl.

Câu 6. Dãy chất tác dụng được với nước:

A. CuO; CaO; Na2O; CO2

B. BaO; K2O; SO2; CO2.

C. MgO; Na2O; SO2; CO2.

D. NO; P2O5; K2O; CaO

Câu 7. Chất phản ứng đượcvới dung dịch acid Clohiđric sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí, cháy trong không khí với nhọn lửa màu xanh nhạt:

A. BaCO3

B. Zn

C. FeCl3

D. Ag

Câu 8. Oxit axit là:

A. Hợp chất với tất cả kim loại và oxi.

B. Những oxit tác dụng được với axit tạo thành muối và nước .

C. Hợp chất của tất cả các phi kim và oxi .

D. Những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ tạo muối và nước.

Câu 9. Chất tác dụng được với HCl và CO2:

A. Sắt

B. Nhôm

C. Kẽm

D. Dung dịch NaOH.

Câu 10. Phương pháp được dùng để điều chế canxi oxit trong công nghiệp.

A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao là trong công nghiệp hoặc lò thủ công.

B. Nung CaSO4 trong lò công nghiệp.

C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn.

D. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi.

C. Đáp án bài tập vận dụng liên quan

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1.

a) Tác dụng với H2O

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + H2O → H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

CO2 + H2O → CaCO3

b) Tác dụng HCl

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Tác dụng NaOH

2P2O5 + 3NaOH → Na3PO4 + H2O

SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 2. 

a) FeS2 → M → N → D → CuSO4

FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3

SO2 + O2 → SO3

SO3 + H2O → H2SO

H2SO + Cu(OH)2  → CuSO4 + H2O

b) CuSO4 → B → C → D → Cu

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO

Cu(OH)2 → CuO + H2O

CuO + H2 → Cu + H2O

Câu 3. 

a) Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCl2 → CaCO3

1) 2Ca + O2 → 2CaO

2) CaO + H2O →Ca(OH)2

3) Ca(OH)2 + HCl → CaCl2 + H2O

4) CaCl2 + H2CO3 → CaCO3 + HCl

b) CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → Na2SO4

(1)CaCO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}CaO + CO2

(2) CO2 + NaOH → NaHCO3

(3) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3  + H2O

(4) Na2CO3 + H2SO4 → Na2CO3 + CO2 + H2O

c) Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3→ Al(NO3)3

1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

3) NaAlO2 + 2H2O → NaOH + Al(OH)3

4) 2Al(OH)3 + 3ZnSO4 → Al2(SO4)3 + 3Zn(OH)2

5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4

6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl

Câu 4. 

SO3 + Na2O → Na2SO4

SO3 + BaO → BaSO4

SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O

CO2 + Na2O → Na2CO3

CO2 + BaO → BaCO3

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Na2O + H2SO4→ Na2SO4 + H2O

BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O

KOH + H2SO4→ K2SO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 5. 

a) nCO2 = 2,24/22,4= 0,1(mol)

Phương trình hóa học

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

0,1→ 0,2 → 0,1 (mol)

=> CM = 0,2/0,1 = 2M

b) Do thể tích ko thay đổi đáng kể

=> V = 100ml = 0,1 lít

=> CM = 0,1/0,1=1M

Câu 6.

Khí thì tiếp tục dẫn qua dung dịch nước Br2 →  nếu Br2 mất màu thì nhận được ;

SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + 2HBr

Còn lại 2 khí được dẫn qua nước vôi trong dư →nếu có vẩn đục thì nhận được :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Khí còn lại không bị hấp thụ chính là CO

Câu 7.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự ta có:

Cho quỳ tím vào các dung dịch trên ta chia được 3 nhóm dung dịch:

Nhóm 1: Quỳ tím hóa đỏ là HCl

Nhóm 2: Quỳ tím hóa xanh là NaOH và Ba(OH)2

Nhóm 3: Quỳ tím không đổi màu là K2SO4 và AgNO3

Cho dung dịch HCl vừa nhận biết được vào nhóm 3

Xuất hiện kết tủa trắng là AgNO3

HCl +  AgNO3 → AgCl + HNO3

Còn lại là K2SO4

Cho dung dịch K2SO4 vào nhóm 2

Có kết tủa trắng là Ba(OH)2

K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2KOH

Còn lại là NaOH

Câu 8. Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hòa tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M.

a) Tính giá trị của V

b) Tính khối lượng muối clorua tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn giải chi tiết

Mg, Zn, Al \overset{+O_{2} }{\rightarrow} MgO, ZnO, Al2O3

Phương trình phản ứng hóa học

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2 AlCl3 + 3H2O

MgO, ZnO, Al2O3 \overset{+HCl}{\rightarrow} MgCl2, ZnCl2, AlCl3

Ta có khối lượng O2 đã phản ứng: mO2 = 40,6  - 26,2 = 14,4 (g)

Vậy khối lượng oxi trong hỗn hợp oxit là 14,4 gam.

Toàn bộ lượng oxi trong oxit đã chuyển vào H2O nên ta có mO (H2O) = 14,4 gam

Cứ 1 mol H2O thì chứa 1 mol nguyên tử O ⇒ nH2O = nO = 14,4 : 16 = 0,9 mol

Từ phương trình ta có:

nHCl = 2 nH2O = 2.0,9 = 1,8 mol

⇒ VHCl = 1,8/0,5 = 3,6 lít

Bảo toàn khối lượng:

moxit + mHCl = mmuối + mH2O

⇒ 40,6 + 1,8.36,5 = mmuối + 0,9.18

⇒ mmuối =  90,1 gam

......................

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Ngoài tài liệu Tính chất hóa học của oxit axit bazơ muối, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập Hóa học 9Hóa 9, Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9 trên VnDoc để học tốt môn Hóa 9 hơn.

Đánh giá bài viết
5 27.996
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học lớp 9

    Xem thêm