Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Chuyên đề Hóa học lớp 9: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Tài liệu hướng dẫn các bạn Phương pháp giải bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, bên cạnh đó là các bài tập vận dụng có đáp án cho các em tham khảo, ôn luyện, giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. Phương pháp giải bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

1. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch NaOH, KOH

Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Đặt T = nNaOH/nCO2

  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Na2CO3
  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối NaHCO3
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối NaHCO3 và Na2CO3

* Có những bài toán không thể tính T. Khi đó phải dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.

  • Hấp thụ CO2 vào NaOH dư (KOH dư) chỉ tạo muối trung hòa Na2CO3 (K2CO3)
  • Hấp thụ CO2 vào NaOH chỉ tạo muối Na2CO3, Sau đó thêm BaCl2 vào thấy kết tủa. Thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa nữa → Tạo cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
  • Chất hấp thụ vào bình NaOH tăng:

m bình tăng = m dd tăng = m chất hấp thụ (CO2 + H2O có thể có)

  • Trong trường hợp không có các dữ kiện trên thì chia trường hợp để giải.

2. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2

Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2

  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.

Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.

* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi thì chỉ tạo muối CaCO3.

* Sự tăng giảm khối lượng dung dịch : Khi cho sản phẩm cháy vào bình Ca(OH)2 hay Ba(OH)2.

m bình tăng = m hấp thụ

m dd tăng = m hấp thụ - m kết tủa

m dd giảm = m kết tủa – m hấp thụ

3. Bài toán nghịch: Cho biết lượng sản phẩm, xác định lượng chất tham gia phản ứng. 

Ví dụ 1: Biết rằng 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ vơi 200ml  NaOH tạo thành muối trung hòa. 

a) Tính khối lượng muối thu được 

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng 

Hướng dẫn giải 

Sản phẩm tạo thành muối trung hòa → là Na2CO

Phương trình hóa học của phản ứng:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,1      0,2            0,2

Số mol CO2:  n_{CO_{2}} = \frac{2,24}{22,4} = 0,1mol\(n_{CO_{2}} = \frac{2,24}{22,4} = 0,1mol\)

a) Khối lượng Na2CO3 tạo thành: mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 gam

b) Nồng độ mol dung dịch NaOH đã dùng: CMNaOH = 0,2/0,2 = 1 M

Tuy nhiên có nhiều trường hợp đề bài chỉ cho biết lượng kết tủa thu được sau phản ứng. Dữ kiện này thường được áp dụng vào bài toán " Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2/Ba(OH)2, từ lượng kết tủa CaCO3/BaCO3 xác định số mol CO2 hoặc Ca(OH)2/Ba(OH)2 ban đầu"

Để tạo thành kết tủa, trong dung dịch phải tồn tại gốc =CO3 → Ứng với 2 trường như sau:

Trường hợp 1: 1 < T < 2: Phản ứng tạo ra cả 2 muối -HCO3 và =CO

Trường hợp 2: T ≤ 1: Phản ứng chỉ tạo ra = CO3, Ca(OH)2/Ba(OH)2

Ví dụ 2: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?

Đáp án hướng dẫn giải

nCaCO3 =6/100 = 0,06 mol

Do đun nóng lại thu được thêm kết tủa => nên có Ca(HCO3)2

nCaCO3 tạo thêm là 4/100 = 0,04 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,06        0,06         0,06

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

0,04                 0,04

→ nCO2 ở phản ứng 2 là 0,04.2 =0 ,08 mol

→ nCO2= 0,06 + 0,08 = 0,14  mol

→ V = 0,14.22,4 = 3,136 lít

Ví dụ 3: V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?

A. 1,12

B. 2,24

C. 4,48

D. 6,72

Đáp án hướng dẫn giải

Khi sục CO2 vào 0,15 mol Ba(OH)2 thu được 0,1 mol kết tủa BaCO3

Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.

Trường hợp 1:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O.

→ n(CO2) = n(BaCO3) = 0,1. → V = 2,24 lít.

Trường hợp 2:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

0,1

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2.

0,1        0,05

→ n(CO2) = 0,1 + 0,1 = 0,2. → V = 4,48 lít

Nên V max = 4,48 lít.

4. Bài toán cho biết trước số mol CO2 và số mol kết tủa (=CO3)

Nếu n =CO3 < nCO2 => Xảy ra trường hợp 1: Phản ứng tạo thành cả 2 muối

Nếu n =CO3 = nCO2 => Xảy ra trường hợp 2: Phản ứng chỉ tạo =CO3

II. Bài tập về CO2, SO2 tác dụng với kiềm

Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nCa(OH)2 = 0,05.2 = 0,1 mol

T = nCO2 : nCa(OH)2 = 0,16/0,1 = 1,6 → 1 < T < 2 → tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

0,1……….0,1…………0,1

→ Số mol CO2 dùng để hòa tan kết tủa là: 0,16 – 0,1 = 0,06 mol

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

0,06 → 0,06

→ Số mol kết tủa còn lại là: 0,1 – 0,06 = 0,04 mol

→ m ↓ = mCaCO3 = 0,04.100 = 4g

→ mdd tăng = mCO2 - mCaCO3 = 0,16.44 - 4 = 3,04g

Bài 2: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dd sau phản ứng đun nóng lại có kết tủa → có Ca(HCO3)2 tạo thành

nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol

BTNT Ca: 0,1 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 = 0,06 + nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,04 mol

BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,06 + 2.0,04 = 0,14 mol

→ V = 0,14. 22,4 = 3,136 lít

Bài 3: A là hh khí gồm CO2, SO2, d(A/H2) = 27. Dẫn a mol hh khí A qua bình đựng 1 lít dd NaOH 1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dd thu được m gam muối khan. Tìm m theo a?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi CT chung của 2 oxit MO2

d(A/H2) = 27 → MMO2 =27.2 = 54 → M = 22(g)

nNaOH = 1,5a.1 = 1,5a mol

Ta có: T = nNaOH:nCO2 = 1,5a/a = 1,5 → tạo cả muối NaHMO3 và Na2MO3

MO2 + 2NaOH→ Na2MO3 + H2O

0,75a 1,5a → 0,75a

MO2 + Na2MO3 + H2O → 2NaHMO3

0,25a → 0,25a 0,5a

→ Số mol muối Na2MO3 và NaHMO3 sau phản ứng lần lượt là: 0,5a; 0,5a

Sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:

m = mNa2MO3 + mNaHMO3 = 0,5a.(23.2 + 22 + 48) + 0,5.a(24 + 22 + 48) = 105a

Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam FeS2 trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,05 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nFeS2 = 0,0075 mol

Phương trình phản ứng hóa học

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8O2

0,0075 → 0,015

nNaOH =0,01 mol

nBa(OH)2 = 0,005 mol

Tổng số mol dung dịch bazo = 0,02 mol

Đặt tỉ lệ ta được, => tạo ra 2 muối trung hòa

=> m kết tủa = 0,0015.217 = 0,3255 gam.

Bài 5. Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) từ từ vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,6M; KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,4M. Kết thúc phản ứng thu được 27,58 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị lớn nhất của V thỏa mãn điều kiện của bài toán là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

V lớn nhất khi có hiện tượng hòa tan kết tủa

nOH = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 = 0,8 mol

nBaCO3 = 0,14 mol < nBa2+ = 0,2 mol => CO32- tạo hết thành kết tủa

=> nCO2 = nOH – nBaCO3 = 0,66 mol

=> V = 14,784 lít

III. Bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm

Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 13,7.

B. 5,3.

C. 8,4.

D. 15,9.

Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 20,0.

B. 6,9.

C. 26,9.

D. 9,6.

Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Cô cạn dụng dịch A thu được a gam muối. Giá trị của a là

A. 8,4.

B. 14,6.

C. 4,0.

D. 10,6.

Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch KOH 1M, thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 5,6.

B. 20,7.

C. 26,3.

D. 27,0.

Bài 5: Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,5M. Thu được dung dịch X, cô cạn X thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của m.

A. 2,52.

B. 2,12.

C. 0,8.

D. 2,21.

Bài 6: Hấp thụ hoàn toàn 1,792 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được y gam chất rắn khan. Giá trị của y là

A. 11,04.

B. 2,24.

C. 13,28.

D. 4,22.

Bài 7: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) đi qua 500ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 4,2.

B. 8,4.

C. 10,6.

D. 5,3.

Bài 8: Cho 8,96 lít khí CO2 (đktc) đi qua 300ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 40,0 gam.

B. 55,2 gam.

C. 41,4 gam.

D. 30,0 gam.

Bài 9: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 2M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 12,1.

B. 10,1.

C. 22,2.

D. 21,1.

Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 0,5M và KOH 0,5M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 35,1.

B. 15,3.

C. 13,5.

D. 31,5.

Bài 11(CĐ-2012): Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 2,58 gam.

B. 2,22 gam.

C. 2,31 gam.

D. 2,44 gam.

Bài 12: Hấp thụ hoàn toàn 0,448 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 3,0.

B. 2,0.

C. 1,5.

D. 4,0.

Bài 13:  Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là ?

A. 1,0.

B. 7,5.

C. 5,0.

D. 15,0.

Bài 14: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,97.

B. 3,94.

C. 19,7.

D. 9,85.

Bài 15 (KA-07): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,032.

B. 0,048.

C. 0,06.

D. 0,04.

Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dung dịch NaOH 25% (d=1,28 g/ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là

A. 50 ml.

B. 75 ml.

C. 100 ml.

D. 120 ml.

Bài 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam FeS2 trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,05 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 1,080 gam

B. 2,005 gam

C. 1,6275 gam

D. 1,085 gam

Bài 18. Đốt cháy m gam FeS trong khí O2 dư thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,34 gam kết tủa. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thì lại thấy có kết tủa Giá trị của m là:

A. 2,53 gam

B. 3,52 gam

C.3,25 gam

D. 1,76 gam

Bài 19. Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl­2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A được 3,94 gam kết tủa và dung dịch C. Nồng độ xM của Ba(OH)2 bằng

A. 0,02M.

B. 0,025M.

C. 0,03M.

D. 0,015M.

Bài 20. Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 (ở đktc). Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là:

A. 1,232 lít và 1,5 gam

B. 1,008 lít và 1,8 gam

C. 1,12 lít và 1,2 gam

D. 1,24 lít và 1,35 gam

IV. Đáp án bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm

1 A2 C3 D4 B5 A
6 C7 A8 D9 C10 B
11 C12 A13 C14 D15 D
16 B17 D18 B19 A20 A

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu 1. 

nCO2 = V/22,4 = 3,36/22,4 = 0,15 mol 

nNaOH = CM.V =1.0,2 = 0,2 mol 

Xét tỉ lệ giữa số mol của NaOH và CO2 ta có 

nNaOH/nCO2 = 2/0,15 = 1,3 =>  1< 1,3 < 2 => Tạo ra hai muối NaHCO3 và Na2CO3 

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 ↓ + H2O

Gọi x, y lần lượt là số mol của hai muối NaHCO3 và Na2CO3

Ta có hệ phương trình sau:

\left\{\begin{array}{l}x+y=0,15\\x+2y=0,2\end{array}\Rightarrow\right.\left\{\begin{array}{l}x=0,1\\y=0,05\end{array}\right.\(\left\{\begin{array}{l}x+y=0,15\\x+2y=0,2\end{array}\Rightarrow\right.\left\{\begin{array}{l}x=0,1\\y=0,05\end{array}\right.\)

=> Khối lượng của NaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 gam

mNa2CO3 = 0,05.106 = 5,3 gam

Câu 2. 

nCO2 = 5,6/22,4 = 0,25mol

nKOH = 0,3 mol

Xét tỉ lệ số mol giữa CO2 và KOH ta có

nKOH/nCO2 = 0,3/0,25 = 1,2

=> 1< 1,2 < 2 => Tạo ra hai muối KHCO3 và K2CO

Gọi a, b là số mol lần lượt của hai muối KHCO3 và K2CO3

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

2a  ← a  ← a

KOH + CO2 → KHCO3

b ←  b ←  b

2KHCO3 → K2CO3 + H2O + CO2

b → 0,5b

Theo phương trình phản ứng ta có

\left\{\begin{array}{l}2a+b=0,3\\a+b=0,25\end{array}\right.\left\{\begin{array}{l}a=0,05\\b=0,2\end{array}\right.\(\left\{\begin{array}{l}2a+b=0,3\\a+b=0,25\end{array}\right.\left\{\begin{array}{l}a=0,05\\b=0,2\end{array}\right.\)

nK2CO3 = 0,05 + 0,5.0,2 = 0,15 mol

mK2CO3 = 0,15.138 = 20,7g

Câu 3. 

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1(mol)

nNaOH = 0,3.1 = 0,3 (mol)

Xét tỉ lệ số mol giữa NaOH và CO2 ta có: nNaOH/nCO2 =  3 > 2

=> Số mol NaOH dư nên sản phẩm tạo thành là Na2CO3, nên tính theo mol của CO2

Dựa phương trình hóa học: nCO2 = nNa2CO3

=> mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 (g)

Với chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về tính chất vật lý, tính chất hóa học, các phương trình phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm.

Câu 4. 

Ta có:

nH2S = 3,36/22,4 = 0,15 mol;

nKOH = 0,4.1= 0,4 mol

→nKOH/nH2S = 0,4/0,15 > 2 nên KOH dư.

2KOH + H2S → K2S + 2H2O

→ nK2S = nH2S = 0,15 mol; nKOH dư = nKOH − 2nH2S= 0,4−0,15.2 = 0,1 mol

→mK2S = 0,15.(39.2 + 32) = 16,5 gam;

mKOH dư = 0,1.56 = 5,6 gam

Câu 5. 

nCO2 = 0,448/22,4 = 0,02 (mol)

nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 (mol)

Ta thấy: nNaOH/nCO2 = 0,05/0,02 = 2,5 > 2 → Sau phản ứng thu được Na2CO3 và NaOH dư

Phương trình hóa học: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Ban đầu:                     0,02      0,05 (mol)

Phản ứng:                   0,02 → 0,04 → 0,02 (mol)

Sau phản ứng còn:     0           0,01      0,02 (mol)

Vậy chất rắn sau khi cô cạn có chứa: 0,02 mol Na2CO3 và 0,01 mol NaOH dư

→ m chất rắn = 0,02.106 + 0,01.40 = 2,52 gam

Câu 7. 

Phương trình hóa học

NaOH + CO2 → NaHCO3

nNaOH/nCO2 = 0.5 > 1 nên muối tạo thành là NaHCO3

Ta vó nNaHCO3 = nNaOH= 0.05

Ta có m muối tạo thành = 84.0.05 = 4,2 gam

Câu 8. 

nCO2 = VCO2/22,4 = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nKOH= CM.V (l) = 0,3.1= 0,3 (mol)

Xét tỉ lệ tạo muối:

nKOH/nCO2 = 0,3/0,4 = 0,75 = T < 1

→ Tạo muối axit KHCO3; CO2

Phương trình hóa học

CO2 + KOH → KHCO3

→ nKHCO3 = nKOH = 0,3 (mol)

→ mKHCO3 = mmuối = 0,3.100 = 30 (g)

Câu 9. 

nNaOH = 0,1 (mol)

nKOH = 0,2 (mol)

⇒ nOH = 0,3 (mol)

nCO2 = 0,2 (mol)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

K2CO3 + CO2 + H2O → 2KHCO3

Ta có: nOH/nCO2 = 0,3/0,2 = 1,5

⇒Tạo 2 muối

Ta có: nCO32− = 0,05 + 0,1= 0,15 (mol)

⇒ nHCO3− =2.(0,2 − 0,15) = 0,05 (mol)

⇒ nCO32− =0,15 − 0,05 = 0,1(mol)

⇒Thu được số gam chất rắn là: 23.0,1 + 39.0,2 + 0,1.60 + 0,1.61 = 22,2 (g)

Câu 11. 

Ta có: số mol CO2 = 0,015 mol;

Số mol OH- = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol;

Vậy k >2 nên tạo muối trung hòa, dư OH- :

khối lượng rắn = 23.0,02 + 39.0,02 + 0,015.60 + 0,01.17=2,31 g

Câu 12. 

nCO2 = 0,02 mol, nNaOH = 0,02 mol, nKOH = 0,03 mol

Tổng số mol OH- = nNaOH + nKOH = 0,05 mol

=> nOH-/nCO2 = 2,5 > 2

Do đó dung dịch sau phản ứng chưa các ion Na+, K+, CO32- và H+

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

Có nH2O = nCO2 = 0,02

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mCO2 + mNaOH + mKOH = mran + mH2O 

mran = mCO2 + mNaOH + mKOH - mH2O = 3 gam

Câu 13. 

n CO2 = 3,36 :22,4 = 0,15 (mol) ; n Ca(OH)2 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

Ta có: 1 < nCO2/nCa(OH)2 = 0,15/0,1 = 1,5 < 2 => Tạo 2 muối CaCO 3 và Ca(HCO3)2 cả CO2 và Ca(OH)2 đều phản ứng hết

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

a ← a ← a (mol)

2CO2 + Ca(HCO3)2 → Ca(HCO3)2

2b ← b ← b (mol)

Ta có:

nCa(OH)2 = a + b = 0,1 (1)

nCO2 = a + 2b = 0,15 (2)

Giải hệ phương trình: a = 0,05; b = 0,05

=> m CaCO3 = 0,05.100 = 5 (g)

...........................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ nắm được các phương pháp giải bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, từ đó vận dụng làm bài tập liên quan dễ dàng hơn.

Ngoài tài liệu trên, các bạn còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học lớp 9

    Xem thêm