Trắc nghiệm: CO khử oxit kim loại
Chuyên đề Hóa học lớp 9: Trắc nghiệm: CO khử oxit kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Bài tập: CO khử oxit kim loại
Bài 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Bài 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. MgO, Fe, Cu.
C. Mg, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Bài 3: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
Bài 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,224 lít. B. 0,560 lít. C. 0,112 lít. D. 0,448 lít.
Bài 5: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896 lít. B. 1,120 lít. C. 0,224 lít. D. 0,448 lít.
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 lít. B. 5,60 lít. C. 6,72 lít. D. 8,40 lít.
Bài 7: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là:
A. 6,70g. B. 6,86g. C. 6,78g. D. 6,80g.
Bài 8: Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là:
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. ZnO.
Bài 9: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 15g. B. 10g. C. 20g. D. 25g.
Bài 10: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m (g) Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 6,24g. B. 5,32g. C. 4,56g. D. 3,12g.
Đáp án và hướng dẫn giải
1. C | 2. B | 3. D | 4. D | 5. A |
6. D | 7. B | 8. A | 9. B | 10. D |
Bài 1:
H2 khử được các oxit của kim loại đứng sau Al. Suy ra MgO không bị khử.
Hỗn hợp rắn sau phản ứng là: Cu, Fe, Zn, MgO.
⇒ Chọn C.
Bài 2:
Al2O3, MgO không bị khí CO khử nhưng Al2O3 bị tan trong dd NaOH dư.
Vậy phần không tan Z là: MgO, Fe, Cu.
⇒ Chọn B.
Bài 3:
Al2O3 không tác dụng với CO.
Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O trong CuO.
⇒ mO/CuO = moxit - mran = 9,1 - 8,3 = 0,8g
⇒ nO/CuO = nCuO = 0,8/16 = 0,05 mol
⇒ mCuO = 0,05.80 = 4g
⇒ Chọn D.
Bài 4:
CO → CO2
H2 → H2O
⇒ nO/oxit = nCO2+H2 = 0,32/16 = 0,02 mol
Mà khối lượng rắn giảm chính là khối lượng O vào CO và H2.
⇒ nO/oxit = nCO+H2 = 0,32/16 = 0,02 mol
⇒ VCO+H2 = 0,02.22,4 = 0,448 lit
⇒ Chọn D.
Bài 5:
CO tác dụng với hỗn hợp oxit dư thu được khí X là CO2.
CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư thu được muối duy nhất là kết tủa CaCO3.
⇒ nCO2 = nCaCO3 = 4/100 = 0,04 mol
⇒ nCO = nCO2 = 0,04 mol
⇒ VCO = 0,04.224 = 0,896 lit
⇒ Chọn A.
Bài 6:
Gọi oxit kim loại cần tìm là M2On.
Ta có:
⇒ 40M + 1920.n = 100M + 800n
⇒ 1120n = 60M
Vậy M là Fe, oxit là Fe2O3.
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
⇒ nCO = 3nFe2O3 = 3.20/160 = 0,375 mol
⇒ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit
⇒ Chọn D.
Bài 7:
Ta có:
nO/hh = nH2O = 1,44/18 = 0,08 mol
⇒ mran = a = mhh - mO/hh = 8,14 - 0,08.16 = 6,86g
⇒ Chọn B.
Bài 8:
nH2 = nO/oxit = 1,344/22,4 = 0,06 mol
⇒ mKL = moxit - mO/oxit =3,48 = 0,06.16 = 2,52g
Gọi hóa trị của kim loại M khi tác dụng với HCl là n, ta có:
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
Theo phương trình phản ứng ta có:
⇒ 2,52.n = 0,09M
Thử n lần lượt là 1, 2, 3 giống bài 6 tìm được M = 56 là Fe.
Thử đáp án ta tìm được oxit là Fe3O4.
⇒ Chọn A.
Bài 9: Tương tự bài 5.
⇒ Chọn B.
Bài 10: Tương tự bài 5.
Khối lượng hỗn hợp bằng khối lượng kim loại thu được cộng với khối lượng O đi ra.
Số mol O bằng số mol CO2 bằng số mol kết tủa thu được.
⇒ Chọn D.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 9: Trắc nghiệm: CO khử oxit kim loại. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 9, Giải bài tập Hóa học lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc