Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ

Chuyên đề Hóa học lớp 9: Trắc nghiệm: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ

Bài 1: Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?

A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd HCl D. dd HNO3

Bài 2: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Quì tím B. Bột kẽm C. Na2CO3 D. A hoặc B

Bài 3: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng các dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?

A. Quì tím B. Phenolphtalein C. AgNO3 D. Na2CO3

Bài 4: Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên?

A. dd HCl B. dd NaOH C. Ba(OH)2 D. dd KOH

Bài 5: Có thể nhận biết được 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:

A. Quì tím B. BaCO3 C. Al D. Zn

Bài 6: Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2?

A. dd H2SO4 B. dd Na2SO4 C. dd NaOH D. dd NH4NO3

Bài 7: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2?

A. dd AgNO3 B. dd HNO3 C. dd NaOH D. dd H2SO4.

Bài 8: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:

A. Quì tím B. dd NaOH C. dd Ba(OH)2 D. dd BaCl2

Bài 9: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd Na2CO3 D. Quì tím

Bài 10: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:

A. dd HCl B. Nước Brom C. dd Ca(OH)2 D. dd H2SO4

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B2. C3. C4. C5. B
6. C7. A8. C9. A10. B

Bài 1: Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.

PTHH:

ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

⇒ Chọn B.

Bài 2:

Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 bằng Na2CO3.

Vì Na2CO3 tác dụng với H2SO4 sẽ có hiện tượng sủi bọt khí (khí CO2), tác dụng với BaCl2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng (BaCO3), khi tác dụng với Na2SO4 sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

PTHH:

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

⇒ Chọn C.

Bài 3:

Đun sôi 3 dung dịch thấy dd có khí thoát ra và tạo kết tủa là Ca(HCO3)2

Hai dd còn lại dùng thuốc thử AgNO3 để nhận biết: AgNO3 tạo kết tủa trắng với BaCl2, Ba(NO3)2 không xảy ra hiện tượng.

PTHH:

Ba(HCO3)2to→ BaCO3 + CO2 + H2O

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

⇒ Chọn C.

Bài 4:

Dùng Ba(OH)2 để nhận biết 2 dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4

Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2S tạo khí mùi khai.

Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2SO4 tạo khí mùi khai và kết tủa trắng.

PTHH:

Ba(OH)2 + (NH4)2S → BaS + 2NH3 + H2O

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + H2O

⇒ Chọn C.

Bài 5:

BaCO3 tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng và có khí thoát ra.

BaCO3 tác dụng với HCl kết tủa BaCO3 bị hòa tan và có khí thoát ra.

BaCO3 tác dụng với KOH không có hiện tượng gì xảy ra.

PTHH:

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

⇒ Chọn B.

Bài 6:

Sử dụng NaOH để nhận biết 4 muối AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, khi NaOH tác dụng với 4 muối tạo 4 kết tủa hidroxit: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)2 và Mg(OH)2.

Al(OH)3 bị tan khi cho dư NaOH vào dd muối.

Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ.

Fe(OH)2 là kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển màu nâu đỏ.

Mg(OH)2 kết tủa trắng không tan.

⇒ Chọn C.

Bài 7:

Chọn AgNO3 là thuốc thử vì AgNO3 tác dụng với 3 muối tạo 3 kết tủa có màu đặc trưng.

AgCl màu trắng → KCl

AgBr màu vàng nhạt → BaBr2

AgI màu vàng đậm → NaI

⇒ Chọn A.

Bài 8:

Chọn Ba(OH)2 vì:

Ba(OH)2 tác dụng với ZnSO4 tạo kết tủa trắng, đến khi Ba(OH)2 dư thì kết tủa tan một phần.

Ba(OH)2 tác dụng với Mg(NO3)2 tạo kết tủa trắng không đổi.

Ba(OH)2 tác dụng với Al(NO3)3 tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết khi Ba(OH)2 dư.

⇒ Chọn C.

Bài 9: Tương tự bài 6.

Chọn A.

Bài 10: Sử dụng dung dịch nước Brom vì trong 2 muối chỉ có muối Na2SO3 tác dụng được với nước brom, làm mất màu nước brom

Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr

⇒ Chọn B.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 9: Trắc nghiệm: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 9, Giải bài tập Hóa học lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học lớp 9

    Xem thêm