Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 17 đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm học 2024 - 2025 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đáp án cho các em tham khảo, làm quen với nhiều dạng bài khác nhau, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

Note: Toàn bộ 17 đề thi và đáp án có trong FILE TẢI VỀ. Mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu

Hoặc có thể tải từng bộ đề lẻ theo các link sau đây:

1. Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề số 1

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8 CTST

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 1 Văn 8 CTS

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha tôi

Nhà tôi có bốn người.

Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm

cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Mẹ thế hệ 6X, sinh sau cha hơn một giáp,

luôn chịu cảnh xa chồng. Chị Mai tôi thế hệ 7X đã gần ba mươi tốt nghiệp đại học, chị đi làm cho một doanh nghiệp Nhật Bản, suốt ngày ăn cơm tiệm.

Tôi, thế hệ 8X, mười chín tuổi, tốt nghiệp phổ thông hạng làng nhàng, thi vào đại học hai lần đều trượt. Sống theo ý mình luôn là cảm hứng thường trực và tự do muôn năm. Sống tự do theo ý thích, tôi suốt ngày chơi bời, đàn đúm. …đầu tóc thì đổi kiểu xoành xoạch, hết nhuộm hoe hoe vàng lại hấp màu lông chuột.

Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu. Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót. Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn.

(…) Đến tận lúc về, con bé bạn tôi còn chưa hết hãi:

- Khiếp! Ông già mày ghê quá. Hỏi tao mà cứ như mật thám hỏi cung các chiến sĩ

cộng sản trong nhà tù đế quốc thực dân ấy.

- Bố tao nghiêm thế. Nhưng mà thương vợ con và mọi người lắm.

- Tao đếch thích kiểu thương ấy. Bận sau nếu có chuyện gì tao với mày ra quán cà phê cho tiện.

Cánh cổng khép lại. Tôi mang theo nỗi ấm ức của thằng con trai mới lớn.

- Cha cứ làm kiểu này thì con hết bạn, hết chỗ chơi. Từ bây giờ có giời bảo cũng chẳng đứa nào dám đến nhà mình nữa.

- Mẹ con con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, chơi bời không ổn chút nào. Ma túy, tệ nạn xã hội đầy ra đấy. Các con còn non nớt. Rất dễ sa ngã.

Tôi tức quá cãi lại:

- Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này

chưa mà cha trách mắng mọi người...

Nói chưa dứt, mắt tôi đã hoa cả lên. Một cái tát nổ đom đóm mắt từ bàn tay thô ráp

quen cầm súng nhà binh. Tôi ngã dúi. Cha quát to:

- Chả nhẽ cha đi bộ đội bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước là để cho con nói với

cha bằng cái giọng chợ giời ấy hả? Bà ấy đâu rồi? Con hư tại mẹ.

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Bà tôi mất từ lâu lắm rồi còn mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm

vẫn chưa về, chị Mai ngoan ngoãn thì đi học thêm Anh văn. Dường như lòng tự trọng

của đứa con trai mới lớn chấm hết. Tất cả kìm hãm, dồn nén sự khó chịu của tôi từ lúc cha về đã quá đủ. Cha - một người cha đi biền biệt bao nhiêu năm để rồi bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷ luật nhà binh. Tôi nói với cha:

- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai

hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ.

Sắc mặt của cha tôi đỏ hồng lại tím nhanh dễ sợ. Môi ông lắp bắp:

- Mà... mày... nói... ca... cái... gì?

Ông ôm đầu, đau đớn, ngồi phịch xuống giường gấp.

- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại

lính.

Tôi cãi lại cha và tôi lao khỏi nhà. Tôi bỏ đi lang thang trên phố. Đêm tôi không về. Sau này, khi “trời yên biển lặng”, tôi mới biết: Suốt đêm ấy, cha lo lắng sợ tôi dạt vòm đi bụi đời. Ông điện thoại báo hung tin về thằng con quý tử bỏ nhà cho bạn bè, đồng đội đã phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu biết. Người nọ vội vã gọi người kia lan truyền theo cấp số nhân, như thể chiến tranh sắp nổ ra, huy động gần hết một

“tiểu đoàn quân” đi tìm... tôi.

Trích Cha tôi, Sương Nguyệt Minh, vănnghe.ninhbinh.gov.vn

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản.

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất

D. Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3. Hình ảnh người bố trong đoạn trích hiện lên trong cảm nhận của nhân vật tôi như thế nào?

A. Một người lãng mạn

B. Rất nghiêm khắc

C. Nghiêm khắc nhưng thương vợ con và mọi người

D. Hay tếu, trêu đùa

Câu 4. Nhân vật tôi đã nhận ra điều gì sau hôm cãi lại cha và bỏ đi lang thang trên phố?

A. Sự ghét bỏ của cha

B. Tình yêu thương của cha

C. Sự thù hận của mọi người

D. Tình yêu của mẹ

Câu 5 (0,5 điểm) Từ khi người cha về nghỉ hưu, cuộc sống của gia đình đặc biệt là nhân vật tôi có gì thay đổi?

Câu 6 (1,0 điểm) Em có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Tôi trong câu nói:

“- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả

những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại

lính”

Câu 7 (1,0 điểm) Tình cảm của người cha dành cho con trong văn bản có gì đặc biệt?

Câu 8 (0,5 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ nhất

0,5 điểm

Câu 3

C. Nghiêm khắc nhưng thương vợ con và mọi người

0,5 điểm

Câu 4

B. Tình yêu thương của cha

0,5 điểm

Câu 5

Từ khi người cha về nghỉ hưu, cuộc sống của gia đình và nhân vật tôi có nhiều sự thay đổi:

- Bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷ luật nhà binh.

- Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính.

0,5 điểm

Câu 6

Thái độ của người con qua câu nói “- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả

những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính”:

- Sự hỗn láo với người cha.

- Sự vô ơn với những người đi trước.

- Sự nông nổi của tuổi trẻ.

….

1,0 điểm

Câu 7

Tình cảm của người cha đối với con:

- Sự nghiêm khắc mong con có thể tránh xa những thói hư tật xấu trong xã hội, trở thành người có ích.

- Đau lòng khi nghe con buông những lời lẽ cay đắng và tự trách khi đánh đứa con của mình.

- Thao thức, tìm kiếm khi nhân vật tôi bỏ nhà đi.

1,0 điểm

Câu 8

Bài học:

- Sự biết ơn

- Tình cha con

- …

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Mở bài giới thiệu được hoạt động xã hội. Thân bài triển khai được chi tiết hoạt động đó. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về hoạt động đó.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một hoạt động xã hội mà em được tham gia.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được hoạt động: Lí do, mục đích của hoạt động xã hội đó.

2. Thân bài

- Kể diễn biến hoạt động (sự chuẩn bị cho hoạt động, diễn biến hoạt động, hoạt động kết thúc như thế nào?…)

- Nêu được ấn tượng về hoạt động xã hội đó.

3. Kết bài

Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về hoạt động mà em đã tham gia.

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Đề số 2

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!

(Sưu tầm)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Văn bản thông tin

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3. Chủ đề của văn bản trên là gì?

A. Sự tử tế

B. Tinh thần tương thân tương ái

C. Tinh thần vượt khó

D. Tình thần đoàn kết

Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai dưới hình thức nào?

A. Quy nạp

B. Song hành

C. Hỗn hợp

D. Diễn dịch

Câu 5. Câu văn Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận đóng vai trò gì?

A. Câu nêu uận đề

B. Câu nêu luận điểm

C. Câu nêu bằng chứng

D. Câu nêu lí lẽ

Câu 6 (0,5 điểm) Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?

Câu 8 (1,0 điểm) Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 8

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận xã hội

0,5 điểm

Câu 2

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 3

B. Tinh thần tương thân tương ái

0,5 điểm

Câu 4

D. Diễn dịch

0,5 điểm

Câu 5

C. Câu nêu bằng chứng

0,5 điểm

Câu 6

Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thắm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”.

0,5 điểm

Câu 7

Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

1,0 điểm

Câu 8

Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.

- Cả bè hơn cây nứa.

- Góp gió thành bão

- Hợp quần gây sức mạnh.

- Lá lành đùm lá rách

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Thương người như thể thương thân..

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài:

- Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2. Thân bài:

* Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?

- Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người.

* Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái?

- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.

- Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.

- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta.

* Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?

- Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp:

+ Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,..

+ Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,…

+ Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,…

- Nhận thức: Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

3. Kết bài:

- Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

- Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

2. Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:

- Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:

- Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng.

Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn:

- Bớ ba quân!

Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước.

Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu.

- Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […]

- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.

(TríchTrên sông truyền hịch, Hà Ân)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

B. Tự sự, nghị luận, miêu tả

C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

D.Tự sự, thuyết minh, nghị luận

Câu 2. Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì?

A. Trao kiếm

B. Dặn dò nhiều điều

C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức

khỏe.

D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

Câu 3. Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì?

A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân.

B. Ban kiếm Thượng Phương , quyền gặp vua bất cứ lúc nào.

C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ.

D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau.

Câu 4. Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở?

A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược.

B. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho việc lên ngôi của Trần Quốc Tuấn.

C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung.

D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử.

Câu 5. Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy vua là người như thế nào?

A. Vua rất anh minh

B. Vua rất tin tưởng Trần Quốc Tuấn

C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông.

D. Cả A,B,C.

Câu 6. Em hiểu thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua:Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

A. Trần Quốc Tuấn quyết tâm không thể hiện tài năng, chứng tỏ bản thân mình cho vua xem

B. Trần Quốc Tuấn tự tin và thể hiện quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua.

C. Trần Quốc Tuấn hứa hẹn chiến thắng quân giặc.

D. Trần Quốc Tuấn tự tin sẽ bảo vệ danh dự cho vua, quyết tâm bảo vệ hoàng cung, không phụ lòng mong mỏi của vua.

Câu 7. Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề”. Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc gì của Trần Quốc Tuấn?

A. Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban.

B. Trần Quốc Tuấn thấy vui vẻ.

C. Trần Quốc Tuấn thấy ai cũng đáng tin yêu

D. Trần Quốc Tuấn thấy dân tộc mình thật kiên cường.

Câu 8. Có thể hiểu câu dặn dò của vua với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào?

A. Vua đã già không thể gánh vác đất nước, mọi sự nhờ cậy vào Trần Quốc Tuấn

B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước.

C. Vua thấy Trần Quốc Tuấn tuổi cao, sức yếu nên cần giữ gìn sức khoẻ.

D. Cả A, B, C

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn?

Câu 10. Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong nhiều chuyến đi tham quan, trải nghiệm của em, em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi ấn tượng nhất cho bạn bè và thầy cô được biết.

-----Hết-----

- Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 8

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

C

D

D

A

C

B

A

D

Câu 9 (1.0 điểm)

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, uy nghi, dũng mãnh. Ông được các vua thời Trần tín nhiệm, nhân dân yêu mến, là con người suốt cả đời theo nghiệp nhà binh, bảo vệ đất nước bao phen khỏi kẻ thù xâm lược, đã từng đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất vào năm 1257, lần thứ hai vào năm 1285, lần thứ ba vào năm 1288.

Câu 10 (1.0 điểm)

HS rút ra 2 đến 3 bài học có ý nghĩa cho bản thân, phù hợp chuẩn mực đạo đức.

Gợi ý:

- Chúng ta cần phải sống và làm việc hết mình vì đất nước.

- Phải đặt lợi ích, vận mệnh dân tộc lên mọi lợi ích khác.

- Dù là ở cương vị cao hơn cũng luôn phải tôn trọng người lớn tuổi, người có tài.

- Khi làm việc gì cũng luôn cần sự tự tin và quyết tâm.

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan, trải nghiệm mà em ấn tượng nhất

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Nêu được nêu tên một chuyến đi có ý nghĩa mà em đã tham gia

Thân bài

2,5

Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định:

- Nêu mục đích của chuyến đi, lí do em tham gia chuyến đi đó.

- Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

- Kể về quá trình tiến hành chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần)

Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại.

Kết bài

0,5

Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia chuyến đi

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

3. Đề thi cuối học kì 1 Văn 8 Cánh diều

Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện cười

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 1 Văn 8

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Ca ngợi sự nhanh trí của quan.

Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7. Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?

A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm) Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm) Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Truyện cười.

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 4

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

0,5 điểm

Câu 5

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

0,5 điểm

Câu 6

D. Cả A và B

0,5 điểm

Câu 7

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

0,5 điểm

Câu 8

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

0,5 điểm

Câu 9

Bài học:

- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.

- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.

1,0 điểm

Câu 10

Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:

- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình

- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài ý kiến, rút ra bài học bản thân.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống

2. Thân bài

+ Nêu quan niệm về tình yêu thương

– Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

+ Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa)

- Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

- Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

- Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

- Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần…

+ Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

- Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn

- Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

- Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

+ Dẫn chứng về tình yêu thương

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thương”, “Hiến máu nhân đạo”...

* Phản biện:

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán.

* Liên hệ bản thân

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

3. Kết bài

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
201
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
10 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Quang Anh Pham
    Quang Anh Pham

    hao

    Thích Phản hồi 24/12/23
    • Minh Hoàng Trịnh
      Minh Hoàng Trịnh

      haizzz thứ 4 tuần sau thi r k bt đề đúng k


      Thích Phản hồi 19:23 30/12
      • Nguyên Nguyễn
        Nguyên Nguyễn

        mai thi rồi ko bít đề trúng ko


        Thích Phản hồi 20:17 03/01
        • Bùi Tuấn
          Bùi Tuấn

          mai thi r ko bt có chúng đề ko


          Thích Phản hồi 21:18 04/01
          • Bi
            Bi

            Thanks

            Thích Phản hồi 12/11/22
            • Đỗ Nam
              Đỗ Nam

              đề sai đấy

              Thích Phản hồi 26/12/22
          • Bắp
            Bắp

            hay

            Thích Phản hồi 12/11/22
            • Bảnh
              Bảnh

              cày thôi

              Thích Phản hồi 12/11/22
              • Đỗ Nam
                Đỗ Nam

                đề sai


                Thích Phản hồi 26/12/22
                • Đỗ Nam
                  Đỗ Nam

                  thuyết minh về chiếc bút bi

                  Thích Phản hồi 26/12/22
                  • Phạm Quang Đức
                    Phạm Quang Đức

                    bạn trường nào


                    Thích Phản hồi 26/12/22
                  • Biết Tuốt
                    Thích Phản hồi 26/12/22
                  • Tram Anh
                    Tram Anh

                    bạn mới thì hả chiều nay mình thì r áa

                    Thích Phản hồi 28/12/22
                  • Hiếu Minh Lê
                    Hiếu Minh Lê

                    @Tram Anh bn thi de la j v


                    Thích Phản hồi 28/12/22
                  Xem thêm 1 bình luận cũ hơn...
                • Phân Hà
                  Phân Hà

                  Cũng ổn

                  Thích Phản hồi 26/12/22
                  🖼️

                  Gợi ý cho bạn

                  Xem thêm
                  🖼️

                  Đề thi học kì 1 lớp 8

                  Xem thêm