Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 8 Cánh diều

Đề cương Văn 8 học kì 1 Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 8 Cánh diều hệ thống kiến thức được học trong học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn sách Cánh diều với cuộc sống, cho các em tham khảo lên kế hoạch ôn tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi Văn 8, mời thầy cô và các em tham khảo.

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

Phần 1: Văn bản:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của truyện ngắn: hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp, tình cảm, thái độ của người kể,...); phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;...) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản; liên hệ được thông tin trong văn bản với nhữnh vấn đề của xã hội đương đại.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp, trào phúng,...) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả,...) của hài kịch và truyện cười.

- Nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

Truyện ngắn

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật.

2. Kết cấu

Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá.

3. Yếu tố quan trọng nhất

Những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý.

4. Cốt truyện

Đa dạng

Thơ sáu chữ, bảy chữ

Nội dung

Thơ sáu chữ

Thơ bảy chữ

1. Số chữ, dòng thơ

Mỗi dòng có sáu chữ.

Mỗi dòng có bảy chữ.

2. Ngắt nhịp

2/2/2, 2/4 hoặc 4/2

4/3

3. Cách gieo vần

vần chân, vần liền, vần cách, vần lưng…

Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng trong tự nhiên

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi như sau: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?...

- Nội dung giải thích các câu hỏi phải xuất phát từ những kiến thức có cơ sở khoa học.

2. Mục đích

Cung cấp thông tin về hiện tượng tự nhiên bằng cơ sở khoa học.

Hài kịch và truyện cười

Nội dung

Hài kịch

Truyện cười

1. Khái niệm

Hài kịch là thể loại kịch dùng tiếng cười để châm biến, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời,…trong đời sống. Tiếng cười trong hài kịch được tạo ra bởi các mâu thuẫn (xung đột), nhân vật, hành động, lời thoại,…và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu.

Truyện cười là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại.

2. Đặc điểm

- Xung đột trong hai kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả); mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

- Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

- Bối cảnh của truyện cười thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài,…

- Kết thúc truyện cười thường bất ngờ.

3. Nhân vật

- Thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm.

+ Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất, vì vậy trở nên lố bịch, hài hước.

+ Lời thoại trong hài kịch thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười.

4. Thủ pháp

Thủ pháp trào phúng tạo tiếng cười trong hài kich chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).

Nghị luận xã hội và các kiểu văn bản nghị luận xã hội

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Nghị luận xã hội là kiểu văn bản trong đó tác giả đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề xã hội và dùng các lí lẽ, bằng chứng để luận bàn, làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc về ý kiến đã nêu lên.

2. Các kiểu văn bản nghị luận xã hội

- Nghị luận xã hội trung đại

+ Chiếu, cáo thường được dùng để ban bố những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia; hịch được viết ra để kêu gọi, thuyết phục dân chúng và những người dưới quyền cùng thực hiện những sự việc trọng đại.

+ Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, các câu đối nhau về âm (thanh bằng, thanh trắc), về từ loại (danh từ với danh từ, động từ với động từ,…) và về nghĩa, tạo nên nhịp điệu và ý nghĩa của bài văn. Từ ngữ được sử dụng thường trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lập luận và cảm xúc của người viết.

- Nghị luận xã hội hiện đại:

+ Được viết bằng văn xuôi Quốc ngữ, câu văn tự do. Về nội dung, bên cạnh những vấn đề có tính chất quốc gia, quốc tế, các văn bản nghị luận xã hội hiện đại còn bàn bạc nhiều vấn đề của cuộc sống đời thường. Tác giả có thể là những nhân vật có uy tín, có vị trí trong xã hội hoặc có thể là một người bình thường.

3. Thành tố của văn bản nghị luận

- Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của văn bản.

- Luận điểm nhằm triển khai làm rõ luận đề. Số lượng luận điểm nhiều hay ít tùy thuộc vào nội dung của vấn đề được triển khai trong bài nghị luận. Các luận điểm lại được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ và bằng chứng.

- Ý kiến đánh giá chủ quan của người viết là những phát biểu, nhận định mang quan điểm riêng của tác giả nên chúng có thể đúng hoặc chưa đúng.

- Bằng chứng khách quan là những sự vật, số liệu có thật, có thể kiểm nghiệm được trong thực tế đời sống.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Từ láy

2. Biện pháp tu từ

3. Biệt ngữ xã hội

4. Từ tượng thanh, từ tượng hình

Phần III: Viết

1. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

2. Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

3. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm