Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 môn Địa lí năm học 2023 - 2024
Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Địa lí năm học 2023 - 2024 sách mới. Tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn tập lại kiến thức môn Địa, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 1 lớp 8. Sau đây là đề thi mời các bạn tải về tham khảo.
Đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT năm 2023
1. Đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 điểm)
I, Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy kiểm tra:
Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính ?
A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc - nam;
B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung;
C. Hướng nam - bắc và hướng vòng cung;
D. Hướng đông - tây và hướng nam - bắc.
Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng?
A. Lớn; B. Vừa; C. Trung bình và nhỏ; D. Nhỏ.
Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C;
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt;
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau;
D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm.
Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?
A. Hoàng Liên Sơn; B. Trường Sơn Bắc; C. Bạch Mã; D. Trường Sơn Nam.
Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta?
A.Địa hình; B. Vĩ độ; C. Kinh độ; D. Gió mùa.
Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ;
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; D. Nam Bộ.
Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?
A. Sông Mã; B. Sông Hồng; C. Sông Chảy; D. Sông Đà.
Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là?
A. Sông lớn, dài, dày đặc; B. Sông ngắn, lớn, dốc;
C. Sông dài, nhiều phù sa; D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm) Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?
b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?
2. Đáp án đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT
TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | A | C | A | B | D | D |
TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung chính | Điểm |
1 (1,5 điểm) | + Phân hoá theo chiều bắc – nam - Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều. - Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt. | 0,25 0,25 |
+ Phân hóa theo chiều đông - tây - Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền. - Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. | 0,25 0,25 0,25 | |
+ Phân hóa theo độ cao Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi. | 0,25 | |
2 (1,5 điểm) | a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch… + Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),… + Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm. - Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD - Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt… - Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. - Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước. | 0,25 0,25 |
3. Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 8
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng điểm % | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||
1 | CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.(10% - đã KT giữa kì I) | Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN | 5% 0,5 điểm | ||||
Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN | 2TN | ||||||
2 |
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
| Bài 4. Khí hậu Việt Nam. Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu | 4TN | 1TL | |||
Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam. | 2TN | 30% 3 điểm | |||||
Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta | 1TLa | 1TLb | 15% 1,5 điểm | ||||
Số câu/ loại câu | 8 TNKQ | 1 TL | 1 (a) TL | 1 (b) TL | 10 câu | ||
Tỉ lệ % | 20 | 15 | 10 | 5 | 50% | ||
Tỉ lệ chung | 40 | 30 | 20 | 10 | 100% |
4. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 KNTT
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức - Đề 1
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức - Đề 2
- Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
5. Đề thi Địa lí 8 học kì 1 Chân trời sáng tạo
I: PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất( mỗi ý đúng 0,25đ)
Câu 1. Khoáng sản là loại tài nguyên?
A. Tự phục hồi được.
B. Có giá trị vô tận.
C. Không phục hồi được.
D.Thường bị hao kiệt.
Câu 2. Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng?
A. Rất nhỏ.
B. Vừa và nhỏ.
C. Rất lớn.
D. Khá lớn.
Câu 3. Giai đoạn 1958 - 2018, nhiệt độ nước ta tăng thêm?
A. 0,980C.
B. 0,890C.
C. 0,790C.
D. 0,970C.
Câu 4. Trên phạm vi cả nước, trong một thập kỉ số ngày nắng nóng tăng từ?
A. 2 - 4 ngày.
B. 3 - 4 ngày.
C. 3 - 5 ngày.
D. 2 - 5 ngày.
Câu 5. Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ?
A. 4 - 10%.
B. 3 - 10%.
C. 6 - 11%.
D. 5 - 11%.
Câu 6. Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
A.. Ngập lụt.
B. Lũ quét.
C. Động đất.
D. Hạn hán.
Câu 7. Vào mùa lũ, ở miền núi xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
A. Hạn hán.
B. Ngập lụt.
C. .Lũ quét.
D. Động đất.
Câu 8. Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến hồ, đầm và nước ngầm?
A. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.
B. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
C. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.
D. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.
II/ PHẦN TỰ LUÂN:
Câu 1 (1,5đ): Phân tích đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi nước ta?
Câu 2 (1đ): Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông là gì?
Câu 3 (0,5đ): Tìm một ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?
................Hết.......................
6. Đáp án đề thi học kì 1 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất( mỗi ý đúng 0,25đ)
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| C | B | B | C | B | A | C | B |
II/PHẦN TỰ LUÂN:(6 ĐIỂM)
Câu 1 | Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta | 1,5đ |
| - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước + Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km. + Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 - 4 km/km2. + Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông. - Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa + Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. + Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, - Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính + Sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (ví dụ: sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (ví dụ: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..). + Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam - tây bắc (ví dụ: sông Kỳ Cùng), đông - tây (ví dụ: sông Srêpôk, an,..). + Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông. - Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt + Chế độ dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô. + nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa. | 0,5đ
0,25đ
0,5đ 0,25đ |
Câu 2
| Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông là gì? | 1đ |
| - Có vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt. - Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế. - Hạn chế lãng phí nước và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ hệ sinh thái ở lưu vực sông. - Góp phần phòng chống thiên tai bão, lũ. |
|
Câu 3
| Tìm một ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu | 0,5đ |
| Ngăn chặn nạn chặt phá rừng | 0,5đ |
................................
Để có thể đạt điểm cao trong kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 8 trên VnDoc sẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.