Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về câu chuyện chiếc bình nứt

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về câu chuyện chiếc bình nứt gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận về câu chuyện chiếc bình nứt mẫu 1

Trong cuộc đời, mỗi người đều gắn với những sứ mạng của mình, họ có thể khác nhau về vị trí, năng lực, trong đó những người có tài năng, tâm huyết có thể trở thành những vĩ nhân được cả thế giới biết như: Các- Mác, Edison, Anh-xtanh, …Nhưng không vì sự xuất hiện của những vĩ nhân mà những người còn lại của thế giới trở nên tầm thường bởi sinh ra trên đời, mỗi người đều sở hữu những năng lực, giá trị riêng. Những giá trị ấy có thể không được nhiều người biết đến, ca ngợi nhưng nó lại có ý nghĩa với chính bản thân người sở hữu nó, thậm chí có khả năng tác động tích cực đến những người xung quanh. Vì vậy mà chúng ta cần có niềm tin và tự hào về những giá trị sống tốt đẹp mà mình có. Câu chuyện về chiếc bình nứt đã mang đến cho chúng ta hiểu sâu sắc về giá trị sống ở trong mỗi con người.

“Vết nứt” là hình ảnh biểu tượng cho những khiếm khuyết, nhược điểm, hạn chế trong bản thân mỗi con người. Trong câu chuyện, chiếc bình nứt đã vô cùng đau khổ, dằn vặt vì vết nứt trên thân mình, chiếc bình cho rằng mình đã không thể chứa đựng được nước, không thể trở thành vật trang trí khiến chủ có thể hãnh diện. Trạng thái tâm lí thiếu tự tin, mặc cảm của chiếc bình nứt cũng gợi liên tưởng đến rất nhiều người ngoài xã hội rộng lớn kia. Dù có tài giỏi đến mấy con người cũng từng trải qua thất bại, từng tự trách bản thân vì những hạn chế, thiếu sót. Việc tự trách không hề xấu, bởi nó là biểu hiện cao nhất của sự ý thức, khi nhận thức được những thiếu xót, con người sẽ biết điểm yếu của mình là ở đâu để từ đó khắp phục và trở nên tiến bộ hơn.

Tuy nhiên, nếu luôn mặc cảm, chìm đắm trong sự mặc cảm ấy con người sẽ không thể vượt thoát ra khỏi cái bóng ám ảnh của chính mình, càng không thể nhận thức được những giá trị, thế mạnh của bản thân. Nếu như chiếc bình kia không mang những tâm sự của mình nói với ông chủ, nó cũng sẽ không bao giờ nhận ra giá trị của mình đã mang đến sự sống tươi tốt cho bao bông hoa ngoài kia. Trong cuộc sống cũng vậy, trước những thất bại, con người không nên bi quan, mặc cảm mà cần vững vàng đứng lên từ những thiếu xót, cho dù cố gắng nhưng chúng ta vẫn không đạt được những thành quả như ý muốn thì cũng không cần quá buồn vì chúng ta đã cố gắng hết sức, và khi ấy chúng ta hãy nhìn lại phía sau. Bởi sau những cố gắng mà chúng ta bỏ ra, tuy không đạt được thành quả cao nhất nhưng chúng ta đã thành công rồi đấy, bởi chúng ta đã biết cách vượt qua chính mình, đã có thêm những bài học quý báu. Đó chẳng phải những thành quả đáng quý nhất sao.

Trên đời không có ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, vì vậy nếu có những thiếu xót, hạn chế nào đấy thì bạn cũng không nên quá buồn mà mặc cảm về bản thân mình. Điều đáng quý nhất là chúng ta biết mình yếu kém ở đâu để phấn đấu cải thiện, vì quá mặc cảm về bản thân mà đôi khi chúng ta bỏ quên những giá trị đáng quý mà mình sở hữu như chiếc bình kia vậy. Chẳng phải nhà khoa học vĩ đại Edison cũng phải trải qua hàng trăm nghìn cuộc thí nghiệm mới nghiên cứu thành công bóng đèn hay sao. Sự thấy bại ấy đâu phải do năng lực của Edison không đủ đúng không? Tài năng của Edison là không thể bàn cãi nhưng vì chưa thực hiện đúng cách thức nên chưa thể thành công. Đó không thể coi là sự thất bại mà là bàn đạp cho thành công sau này. Chúng ta cũng vậy, không thể vì những vết nứt, những hạn chế của mình mà cho rằng mình vô dụng, không thể tạo ra thành quả, khi cố gắng hết sức chúng ta sẽ tạo ra được những thành quả, và cuối cùng hãy nhìn nhận công bằng với những thành quả mà mình đã tạo ra, bởi đôi khi nó không hiện hình giống chiếc bình trong câu chuyện trên kia.

Hãy sống tự tin, chủ động và không ngừng cố gắng để làm phong phú hơn cho giá trị sống của bản thân các bạn nhé.

Nghị luận Câu chuyện chiếc bình nứt mẫu 2

Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.

Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nỗi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên dáng và xinh đẹp…

Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.

Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.

Nghị luận câu chuyện chiếc bình nứtThế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.

Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.

Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đời, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bởi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.

Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cứ mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.

Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và nếu có một ngày nào đó tất cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.

Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…

Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…

Nghị luận về câu chuyện chiếc bình nứt mẫu 3

Mỗi con người khi sinh ra không được quyết định vận mệnh của mình bởi thượng đế không cho phép. Thượng đế cho họ dung mạo tài hoa, xinh đẹp nhưng lại cướp đi của họ trí thông minh và đầu óc, dìu dắt họ trở thành con người tuyệt thế nhưng lại lấy mất của họ đôi chân tự do… Thế mới biết trong cuộc sống không gì là hoàn hảo, những con người hoàn hảo ấy dù khiếm khuyết là vậy họ vẫn vùng vẫy cố vươn lên đến những điều tốt đẹp để trở thành bông hoa ngát hương cho đời. Câu chuyện “Chiếc bình nứt” mở ra một trang sách mới về nhận thức trong cuộc sống, cho ta thấy có những con người không hoàn hảo muốn vươn lên để hướng đến những điều tốt đẹp.

Câu chuyện kể về một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước, một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh nước về nước chỉ còn lại một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn cảm thấy dằn vặt cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ về nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì đã không hoàn thành nhiệm vụ. Và rồi trước nỗi mặc cảm của nó người chủ trả lời: chính nhờ vết nứt của nó mà có nước gieo xuống cho những luống hoa mọc ven đường thêm xinh tươi và duyên dáng.

Trong câu chuyện này hiện lên hai hình ảnh về con người. Một là chiếc bình nứt ẩn dụ về hình ảnh con người khiếm khuyết, kém may mắn nhưng vẫn mong muốn làm tốt công việc như những con người bình thường khác, hai chính là hình ảnh người gánh nước – một hình ảnh đẹp về con người đầy lòng nhân ái, cảm thông và biết trân trọng. Câu chuyện trên tuy ngắn gọn nhưng mang một tầng ý nghĩa sâu rộng. Mỗi chúng ta không ai hoàn hảo nhưng hãy như chiếc bình nứt kia, dù nứt nhưng vẫn có ích cho đời. Hãy cố gắng vươn lên vượt qua những khiếm khuyết của bản thân tin tưởng đến những điều tốt đẹp khẳng định giá trị của bản thân để sống có ích cho xã hội . Hơn thế nên nữa “chiếc bình nứt” còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nêu lên bài học về cách sống, cách đối nhân xử thế, nhắn nhủ với mỗi chúng ta rằng cần biết cảm thông, chia sẻ và đồng cảm với những mảnh đời còn kém may mắn. Hãy biết cơ xử bình đẳng tạo cơ hội cho những người khiếm khuyết, kém may mắn biết đâu trong cuộc sống mỗi chúng ta cũng là chiếc bình nứt .

Người xưa có nói “Nhân vô thập toàn”, không ai sinh ra là hoàn hảo nhưng vẫn mang trong mình giá trị riêng của mỗi người. Ta thiếu sót ở điểm này nhưng lại tốt ở khía cạnh kia, chính điều đó đã làm nên sự khác biệt và giá trị của mỗi người. Tuy khiếm khuyết nhưng đừng vì đó mà suy sụp, hãy biết “tìm cái đẹp trong sự không hoàn hảo” đối diện với khiếm khuyết của bản thân, học cách chấp nhận sự thật và không ngừng cố gắng vươn lên, tìm ra điểm mạnh điểm yếu để tự hoàn thiện mình.

Có người từng nói "Hạnh phúc không có nghĩa là mọi việc đều hoàn hảo. Nó có nghĩa là bạn đã quyết định nhìn xa hơn những khiếm khuyết”. Vậy thì đẻ đi đến hạnh phúc, mỗi chúng ta cần nhìn xa hơn về bản thân, bỏ qua những khiếm khuyết, vươn đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống bởi sự cố gắng để vượt qua bản thân là rất đáng trân trọng. Con người có thể bị khiếm khuyết về thể chất những không bất lực, khuất phục, với ý chí và niềm tin sắt đá vẫn mong muốn trở thành có ích cho xã hội. Nguyễn Ngọc Kí bị bại liệt hai tay những vẫn cố gắng dùng chân viết chữ, bỏ qua khiếm khuyết của bản thân và trở thành giáo sư của một trường ĐH lớn. Anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học trở thành nhà thơ hay như anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học trở thành nhà văn. Tất cả họ là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta noi theo, họ là những con người không chịu khuất phục số phận, tuy khiếm khuyết nhưng vẫn cố gắng để trở thành một phần của xã hội

Chúng ta may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong hình hài toàn vẹn và có một tư duy bình thường nên cần biết thông cảm và chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn. Hãy yêu thương và quan tâm đến những con người bất hạnh ,đó chính là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho con người vượt qua khiếm khuyết của mình. Cần có việc làm cụ thể, thiết thực để phát huy sức mạnh của mỗi người làm cho cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Con người dù khiếm khuyết nhưng nêu được quan tâm, tạo điều kiện để phát huy hết khả năng, sống có ích nêu được cống hiến hết mình.

Tuy nhiên trong cuộc động không phải ai cũng tốt và không phải ai cũng lạc quan, bỏ qua khiếm khuyết để đứng lên. Có những người dửng dưng quay lưng trước khó khăn của người khác, có những kẻ đã không giúp đỡ mà còn miệt thị khinh rẻ chính họ là những bộ phận sống ích kỉ vô tâm trước mọi điều. Hoặc có những người không dám thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc sống đen tối, cứ tiếp tục chìm đắm để rồi bi quan và suy sụp trong cái khiếm khuyết của mình . Tất cả họ điều thật đáng phê phán và chê trách

Qua đó ta thấy được trong cuộc sống vẫn còn những mảnh đời bất hạnh nhưng vẫn cố gắng ngoi lên khỏi mặt bùn lầy. Bài học chỉ cho ta biết được hãy tìm và hiểu giá trị của bản thân để vươn lên trong học tập lao động. Cần biết cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn xung quanh mình và giúp đỡ họ bằng những việc làm thiết thực. Câu chuyện chiếc bình nứt đã gửi đến một lời nhắn nhủ cho tất cả mọi người rằng hãy cố gắng vượt lên bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp và trở nên hữu ích cho đời.

...............................

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về câu chuyện chiếc bình nứt. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em có thêm ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, đạt điểm cao trong bài kiểm tra sắp tới.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Nghị luận về tình phụ tử

Chia sẻ, đánh giá bài viết
66
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm