Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về tình phụ tử

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về tình phụ tử gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận về tình mẫu phụ tử

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề vấn đề cần nghị luận: tình phụ tử.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình phụ tử: là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.

b. Phân tích

  • Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
  • Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương.
  • Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó.

c. Bàn luận

Tình phụ tử được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Người cha: yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực.
  • Người con: yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình.

d. Dẫn chứng

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, được nhiều người biết đến.

e. Phản biện

Trong xã hội có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của tình phụ tử đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Nghị luận về tình phụ tử - Bài làm 1

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình phụ tử. Tình phụ tử là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình. Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương. Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó. Tình phụ tử của người cha được biểu hiện bằng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực. Còn người con chính là việc yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn như: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán. Không gì thay thế được tình cha, không gì quý giá hơn tình cha. Là một người con, cũng ta hãy trở thành những người con có hiếu, yêu thương và báo đáp cha của mình.

Nghị luận về tình phụ tử - Bài làm 2

Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh ba, nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi.

Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ông cũng luôn đưa rồi những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.

Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm sao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó là một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha, ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.

Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. “Công cha như núi thái sơn” - một câu tục ngữ để nói về công lao của người cha hay “khúc hát TÌNH CHA - NGỌC SƠN” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nào trên thế giới tốt hơn cha của mình cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện, ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.

Trên đời cái gì cũng có hai mặt, có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt, đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu… Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chịu thua số phận chấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.

Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

Tình cha - Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con: “bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

Nghị luận về tình phụ tử - Bài làm 3

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề!

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

---------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về tình phụ tử. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Suy nghĩ của em về đức tính khoan dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
38
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm