Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 năm học 2023 - 2024

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8

Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm học 2023 - 2024 do VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu cung cấp cho các em học sinh phần lý thuyết trọng tâm môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 học kì 1, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC 2023-2024

A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Chương I: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam

- Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam

- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

1. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Đến nay, số lượng khoáng sản mà ngành địa chất đã thăm dò, phát hiện được ở Việt Nam là

A. 80 loại

B. 60 loại

C. 50 loại

D. 40 loại

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta:

A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.

B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.

C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.

D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 3: Khoáng sản là loại tài nguyên

A. vô tận B. phục hồi được C. không phục hồi được D. bị hao kiệt

Câu 4: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam là

A. vàng, kim cương, dầu mỏ

B. dầu khí, than, sắt, uranium

C. than, dầu khí, apatit, đá vôi

D. đất hiếm, sắt, than, đồng

Câu 5: Than phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc

B. Đông Nam Bộ

C. Tây Nguyên

D. Tây Bắc

Câu 6: Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở

A. các đồng bằng

B. Bắc Trung Bộ

C. Việt Bắc

D. thềm lục địa

Câu 7: Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở

A. Cao Bằng

B. Bắc Giang

C. Lào Cai

D. Thái Nguyên

Câu 8: Mỏ bô xít tập trung chủ yếu ở

A. Cao Bằng

B. Lạng Sơn

C. Tây Nguyên

D. Lào Cai

Câu 9: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là:

A. Dầu khí.

B. Muối biển

C. Cát trắng

D. Titan.

Câu 10: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn

B. Trường Sơn Bắc

C. Bạch Mã

D. Trường Sơn Nam.

Câu 11:

Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta:

A. Vĩ độ

B. Kinh độ

C. Gió mùa

D. Địa hình

Câu 12: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

D. Nam Bộ

Câu 13: Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm:

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

Câu 14: Nhân tố không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường

A. Vị trí địa lí

B. Địa hình

C. Hoàn lưu gió mùa

D. Sông ngòi

Câu 15: Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là:

A. 1400 – 3000 giờ trong năm.

B. 1300 – 4000 giờ trong năm.

C. 1400 – 3500 giờ trong năm

D. 1300 – 3500 giờ trong năm.

Câu 16: Khí hậu nước ta chia thành:

A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.

B. Ba mùa rõ rệt trong năm.

C. Hai mùa rõ rệt trong năm.

D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.

Câu 17: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.

B. Nằm trong khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.

C. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình Châu Á.

D. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và có vùng biển rộng lớn

Câu 18: Nhiệt độ trung bình năm của không khí nước ta tăng dần từ

A. vĩ độ thấp lên vĩ độ cao

B. thấp lên cao

C. tây sang đông

D. bắc vào nam

Câu 19: Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng

A. tây nam

B. đông nam

C. đông bắc

D. tây bắc

Câu 20: Ở nước ta, nhiệt độ không khí từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau giảm dần từ nam ra bắc là do tác động của gió

A. mùa đông bắc

B. mùa tây nam

C. phơn tây nam

D. tín phong

B. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

- Nêu được nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

- Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của chiến tranh thế giưới thứ nhất (1914-1918) đối với lịch sử của nhân loại.

- Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Nêu được những nội dung chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị

- Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc, phi nghĩa?

- Lực lượng tham gia đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước).

- Mục đích chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

- Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân thuộc địa, phụ thuộc là những người phải chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

- Chiến tranh kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận, nhân dân lao động không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để có thể góp phần giữ gìn hoà bình thế giới? (Hs trình bày theo suy nghĩ cá nhân)

Câu 3: Lập bảng niên biểu những sự kiện chính trong diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Thời gian

Sự kiện

7/ 10/1917

Các đội Cận vệ đỏ được thành lập.

Đêm 24/10/1917

Tại điện Xmô nưi, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát

25/10/1917

Cung điện Mùa Đông bị chiếm, bắt các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc.

Đầu năm 1918

Cách mạng giành thắng lợi ở Mat xcơ va và trên toàn quốc.

Câu 4: Trình bày nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

Nội dung chính của Duy tân Minh Trị:

- Về chính trị: thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất (1871); ban hành Hiến pháp (1889), lập Quốc hội.

- Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; xây dựng đường xá, cầu cống; phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa,…

- Về giáo dục: thi hành chế độ giáo dục bắt buộc; tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật; cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí…

Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Câu 5: Bài học Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

(Hs trình bày theo suy nghĩ cá nhân)

Câu 6: Lập niên biểu phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX.

Quốc gia

Thời gian

Sự kiện

In-đô-nê-xi-a

1873- 1903

Chiến tranh tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc A-chê.

1890- 1907

Khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min lãnh đạo.

Phi-líp-pin

1892- 1896

Cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hòa của Liên minh Phi-líp-pin do Hô-xê Ri-xan thành lập

1896 -1897

Khởi nghĩa do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo theo xu hướng bạo động.

Việt Nam

1885-1896

Phong trào Cần vương

1884 -1913

Khởi nghĩa Yên Thế

Cam-pu-chia

1864 -1865

Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp.

1876

Hoàng thân Si-vô-tha lãnh đạo nhân dân chống Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc

1885 -1886

khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.

 

-----------------------

Ngoài Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 8 năm 2023, mời các bạn vào chuyên mục đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 để luyện tập thêm các đề thi. Chuyên mục tổng hợp đề thi học kì 1 của tất cả các môn, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới đạt điểm cao.

Đánh giá bài viết
107 28.546
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 8

Xem thêm