Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025

Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bao gồm 4 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án, ma trận, bản đặc tả đề thi. Thầy cô có thể tham khảo lên kế hoạch ra đề thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 CTST - Đề 1

1. Ma trận đề thi 

KHUNG MA TRẬN

PHÂN MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

KQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch sử

1

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

1. Cách mạng tư sản Anh

1TN

5%

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

1TN

2

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

2TN*

15%

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

1TL*

3

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

1. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1TN

30%

2. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1TN

3. Phong trào Tây Sơn

1TN

1TL

(a)*

1TL

(b)*

1TL

4. Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII

1TN

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Địa lý

1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

1. Vị trí địa lí Việt Nam

1TN

5%

2. Phạm vi lãnh thổ

1TN

2

KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

1. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam

2TN*

15%

2. Xác định các hệ thống sông lớn trên bản đồ

1TL*

3. Phân tích vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt

1TN

30%

4. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

1TN

5. Tác động của biến đổi khí hậu và thủy văn

1TN

1TL

(a)*

1TL

(b)*

6. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

1TN

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

2. Đề thi 

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

Hãy khoanh tròn một chữ cái A hoặc B, C, D trước phương án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Nêu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ?

A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè.

B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức.

C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập

D. Nhân dân cảng Boxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều quân chiếm đóng.

Câu 2. Trình bày sau cuộc cách mạng tư sản (thế kỉ XVII), nước Anh là nước

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Cộng hòa liên bang.

Câu 3. Nêu đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xâm lược những quốc gia nào ở Đông Nam Á?

A. Việt Nam, Sing-ga-po, Bru-nây

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

C. Mã Lai, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin

D. Mã Lai, Việt Nam, Lào, Phi-lip-pin

Câu 4. Quốc gia ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa của thực dân phương Tây là

A. Xiêm (Thái Lan).

B. Việt Nam.

C. Miến Điện (Mianma).

D. Sin-ga-po.

Câu 5. Người lập phủ Gia Định là

A. Nguyễn Hoàng.

B. Nguyễn Phúc Thuần.

C. Nguyễn Hữu Cảnh.

D. Nguyễn Kim.

Câu 6. Khẩu hiệu của khởi nghĩa Tây Sơn là

A. tiêu diệt dòng họ Nguyễn.

B. lấy thóc gạo trả về cho nông dân.

C. lấy của người giàu, chia cho người nghèo.

D. đoàn kết lại, chống họ Nguyễn.

Câu 7. Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng trong từ thế kỷ XVI-XVIII là

A.Thanh Hà.

B. Hội An.

C. Gia Định.

D. Phố Hiến.

Câu 8. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài là

A. xóa bỏ quyền hành của họ Trịnh.

B. chính quyền Lê-Trịnh bị sụp đổ.

C. làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn thống nhất đất nước.

D. thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền và làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Câu 9.Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á ?

A . Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương

B. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á

C. Nằm ở phía nam khu vực Đông Nam Á

D. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 10. Cho biết các quốc gia tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam?

A.Trung Quốc, Lào

B.Lào, Campuchia

C.Trung Quốc, Lào, Campuchia

D.Lào, Campuchia, Thái Lan

Câu 11.Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam thể hiện

A.số giờ nắng

B.nhiệt độ không khí trung bình năm

C.lượng mưa, nhiệt độ không khí trung bình năm.

D.nhiệt độ không khí trung bình năm, số giờ nắng

Câu 12. Khí hậu gió mùa có lượng mưa trung bình năm từ

A.500mm đến 1000mm

B.1000mm đến 1500mm

C.1500mm đến 2000mm

D.2000mm đến 2500mm

Câu 13. Giá trị quan trọng nhất của hồ, đầm đối với đời sống của con người là

A .phục vụ nhu cầu trong sinh hoạt, đảm bảo an ninh nguồn nước

B. phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản

C. phục vu giao thông và du lịch

D. điều tiết dòng chảy, du lịch

Câu 14. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

A.tạo nên sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp trên cả nước

B.chỉ canh tác theo mùa

C.sản suất nông nghiệp được tiến hành quanh năm

D.sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị cao, sản xuất được quanh năm

Câu 15. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

A.nâng cao năng lực dự báo, giảm thiệt hại thiên tai, cắt giảm phát thải từ nhà kính

B.giảm thiệt hại thiên tai, cắt giảm phát thải từ nhà kính

C.tiết kiệm năng lượng, xử lí rác thải

D.bảo vệ cây xanh

Câu 16 . Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn thể hiện

A.lưu lượng nước và chế độ nước B.chế độ mưa

C.chế độ gió D.chế độ nhiệt

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 1.0 điểm). Khái quát những nét nổi bật về tình hình chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Câu 2 (1.5 điểm). Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, em hãy:

a. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?

b. Nhận xét vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

Câu 3 (0.5 điểm). Những bài học nào của phong trào Tây Sơn có thể áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?

Câu 4 (1.5 điểm). Trình bày được đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở nước ta?

Câu 5 (1.5 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình về địa lý, em hãy:

a. Mô tả tác động của biến đổi khí hậu và thủy văn đối với thời tiết trên cả nước?

b. Liên hệ thực tiễn hiện nay, cho biết tác hại của biến đổi khí hậu đối với khí hâu và thủy văn?

3. Đáp án đề thi

A/- PHẦN TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm x 16 = 5,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

B

A

C

C

B

D

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

C

A

D

A

A

TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Trả lời

Điểm

1

- Hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc (trừ Xiêm)

0.5

- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc

0.5

2

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

0.25

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

0.25

b. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

Học sinh trình bày được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

1.0

Gợi ý:

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước.

- Tiêu diệt tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh - Lê, tạo điều kiện thống nhất đất nước.

0.5

0.5

3

HS rút ra được 2 bài học của phong trào Tây Sơn có thể áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

Gợi ý:

- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc

- Chăm lo đời sống nhân dân…

0.25

0.25

4

Đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước

- Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước và lượng phù sa khá lớn

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

5

a) Tác động của biến đổi khí hâu vả thủy văn với thời tiết hiện nay

- Tăng hiện tượng cực đoan: mưa lớn, bão, giá rét…

- Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên phạm vi cả nước

- Số cơn bão tăng mạnh

- Thời tiết trở nên khắt nghiệt hơn

b) Tác hại của biến đổi khí hậu đối với khí hâụ và thủy văn

- Lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi; ngập úng ở đồng bằng gây thiệt hại về tính mạng và tài sản

- Là hs rèn luyện kỹ năng (bơi lọi, phòng điện giật khi mưa lũ); tham gia phong trào thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và địa phương.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 CTST - Đề 2

1. Đề thi 

I: PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất( mỗi ý đúng 0,25đ)

Câu 1. Khoáng sản là loại tài nguyên?

A. Tự phục hồi được.

B. Có giá trị vô tận.

C. Không phục hồi được.

D.Thường bị hao kiệt.

Câu 2. Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng?

A. Rất nhỏ.

B. Vừa và nhỏ.

C. Rất lớn.

D. Khá lớn.

Câu 3. Giai đoạn 1958 - 2018, nhiệt độ nước ta tăng thêm?

A. 0,980C.

B. 0,890C.

C. 0,790C.

D. 0,970C.

Câu 4. Trên phạm vi cả nước, trong một thập kỉ số ngày nắng nóng tăng từ?

A. 2 - 4 ngày.

B. 3 - 4 ngày.

C. 3 - 5 ngày.

D. 2 - 5 ngày.

Câu 5. Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ?

A. 4 - 10%.

B. 3 - 10%.

C. 6 - 11%.

D. 5 - 11%.

Câu 6. Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

A.. Ngập lụt.

B. Lũ quét.

C. Động đất.

D. Hạn hán.

Câu 7. Vào mùa lũ, ở miền núi xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

A. Hạn hán.

B. Ngập lụt.

C. .Lũ quét.

D. Động đất.

Câu 8. Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến hồ, đầm và nước ngầm?

A. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.

B. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.

C. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.

D. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1. Bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tác phẩm của ai?

A. Lê Quý Đôn.

B. Dương Vân An.

C. Đỗ Bá.

D. Đào Duy Từ.

Câu 2. Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực?

A. Sông Hồng và sông Đà.

B. Sông Gianh và sông Thu Bồn.

C. Sông Hồng và sông Thái Bình.

D. Sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Câu 3. Trên lĩnh vực kinh tế, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

A. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

B. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

C.. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.

D. Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

Câu 4. Cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ Công xã Pa-ri với quân đội chính phủ tư sản từ ngày 21/5/1871 đến ngày 28/5/1871 được gọi là?

A. Tuần lễ vàng.

B. Tuần lễ đặc biệt.

C. Tuần lễ đẫm máu.

D.Tuần lễ đen tối.

Câu 5. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri là gì?

A. Chính quyền Na-pô-lê-ông II cấu kết với Phổ để tiêu diệt Công xã.

B. Không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân.

C.. Giai cấp vô sản Pháp còn non yếu, chưa có chính đảng lãnh đạo.

D. Các chính sách của Công xã không phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Câu 6. Tính chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 ở Pháp là?

A. Cách mạng tư sản.

B. Cách mạng vô sản.

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 7. Sau khi chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, một chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên là?

A. .Chính phủ Vệ quốc.

B. Chính phủ quốc dân.

C. Chính phủ lâm thời tư sản.

D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp.

Câu 8. Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính phủ Vệ quốc dưới sự lãnh đạo của?

A. Đảng Cộng sản Pháp.

B. Công xã cách mạng Pa-ri.

C. Chính phủ tư sản lâm thời.

D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.

II/ PHẦN TỰ LUÂN: (6 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5đ): Phân tích đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi nước ta?

Câu 2 (1đ): Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông là gì?

Câu 3 (0,5đ): Tìm một ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

Câu 4 (1,5đ): Nêu nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 5 (1đ): Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

Câu 6 (0,5đ): Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay?

................Hết.......................

3. Đáp án đề thi 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ -ĐỊA LÍ 8

I/PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4 ĐIỂM)

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất( mỗi ý đúng 0,25đ)

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

B

C

B

A

C

B

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

C

C

C

B

A

B

II/PHẦN TỰ LUÂN:(6 ĐIỂM)

Câu 1

Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta

1,5đ

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước

+ Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km.

+ Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 - 4 km/km2.

+ Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.

- Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa

+ Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

+ Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm,

- Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính

+ Sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (ví dụ: sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (ví dụ: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..).

+ Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam - tây bắc (ví dụ: sông Kỳ Cùng), đông - tây (ví dụ: sông Srêpôk, an,..).

+ Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.

- Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt

+ Chế độ dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa.

0,5đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

Câu 2

Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông là gì?

- Có vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt.

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế.

- Hạn chế lãng phí nước và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ hệ sinh thái ở lưu vực sông.

- Góp phần phòng chống thiên tai bão, lũ.

Câu 3

Tìm một ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

0,5đ

Ngăn chặn nạn chặt phá rừng

0,5đ

Câu 4

Nêu nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

1,5đ

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê

+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

Câu 5

Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…

+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

0,5đ

0,5đ

Câu 6

Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay

0,5đ

- Trọng dụng nhân tài,phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân..
- Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn. Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.

0,25đ

0,25đ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm