Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 8 năm học 2023 - 2024

Đề cương môn Địa lí 8 học kì 1 năm 2023

VnDoc xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 8 năm học 2023 - 2024 sách mới, đây là tài liệu ôn tập học kì 1 môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì 1 tới đây. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 8 HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023-2024

I. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG

* Trắc nghiệm

1. Địa hình Việt Nam

2. Thủy văn Việt Nam

* Tự luận

- Khí hậu Việt Nam. Phân tích biểu đồ khí hậu Việt Nam

II. Tự luận:

Câu 1: Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam?

* Tính chất nhiệt đới:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm: lớn hơn 20oC và tăng dần từ bắc vào nam.

- Số giờ nắng đạt từ 1 400 – 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm.

* Tính chất ẩm:

- Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.

- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 – 2 000mm/ năm.

* Tính chất gió mùa: Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):

+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh

+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.

+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khô/

- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.

+ Vào đầu mùa hạ:

Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.

Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.

Câu 2: Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào? Đặc điểm của mỗi sự phân hóa là gì?

* Phân hóa theo chiều bắc – nam:

- Miền khí hậu phía Bắc:

+ Nhiệt độ trung bình năm: trên 20 oC.

+ Mùa đông: có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng dưới 18 oC.

+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều

- Miền khí hậu phía Nam:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 25 oC.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: nhỏ hơn 9 oC.

+ Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Phân hóa theo chiều đông – tây:

- Khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây:

+ Vùng biển: có khí hậu ôn hòa hơn trong đất liền.

+ Vùng đồng bằng ven biển: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Vùng đồi núi phía tây: khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

* Phân hóa theo độ cao:

- Ở dưới thấp: (miền Bắc: 600 – 700m, miền Nam 900 – 1 000m)

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25 oC.

+ Độ ẩm và lượng mưa: thay đổi tùy nơi.

- Độ cao dưới 2 600m:

+ Khí hậu: cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

+ Nhiệt độ trung bình các tháng: trên 25 oC.

+ Lượng mưa và độ ẩm: đều tăng.

- Từ độ cao 2 600m trở lên:

+ Khí hậu: ôn đới gió mùa trên núi.

+ Tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15oC.

Câu 3: Trình bày tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam?

Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

* Gió Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)

- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.

- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.

- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.

- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.

- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

* Gió Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10)

- Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.

- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp.

- Vào đầu mùa hạ:

+ Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.

+ Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.

- Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.

Câu 4: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa đông ở nước ta.

Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)

- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.

- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.

- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.

- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.

- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

Câu 5: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa hạ ở nước ta.

Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10)

- Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.

- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp.

- Vào đầu mùa hạ:

+ Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.

+ Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.

- Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.

Câu 6: Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở nước ta.

+ Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, cây trồng nhiệt đới phát triển và có thể hoạt động quanh năm.

+ Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng miền

- Khó khăn: thiên tai: lũ lụt, hạn hán, sương muối, băng giá,…

Câu 7: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?

Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa do:

- Vị trí địa lí nước ta nằm trong khi vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong bán cầu Bắc thổi quanh năm.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa điển hình châu Á nên chịu tác động của khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Nước ta có vùng biển rộng lớn, nguồn nhiệt và nguồn ẩm dồi dào nên các khối khí di chuyển qua biển mang lại lượng mưa lớn.

Câu 8: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Hãy giải thích điều đó.

Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi, vì:

- Nước ta nằm ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 9: Chứng minh vị trí nước ta đã làm cho khí hậu có những nét độc đáo.

Vị trí nước ta có những đặc điểm sau đây nên đãi làm cho khí hậu có những nét độc đáo:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới.

- Nước ta nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á.

- Nước ta có lãnh thổ hẹp từ tây sang động và bài tới 15o vĩ độ từ bắc xuống nam.

- Nước ta nằm trên một bán đảo, tận cùng của lục địa Âu – Á rộng nhất thế giới.

- Nước ta giáp Thái Bình Dương ở phía đông và phía nam, chịu ảnh hưởng thường xuyên của các trận bão nhiệt đới, sinh ra trong Thái Bình Dương.

-----------------------

Ngoài Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 8 năm học 2023 - 2024, mời các bạn học sinh tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Đánh giá bài viết
5 2.613
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm