Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức - Đề 1

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức - Đề 1 có đầy đủ đáp án, ma trận, bản đặc tả đề thi. Thầy cô có thể tham khảo lên kế hoạch ra đề thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

1. Ma trận đề thi học kì 1 LSĐL 8

PHÂN MÔN ĐỊA LÝ

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng điểm

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.(10% - đã KT giữa kì I)

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN

5%

0,5 điểm

Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN

2TN

2

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Bài 4. Khí hậu Việt Nam.

Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

4TN

1TL

Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam.

2TN

30%

3 điểm

Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta

1TLa

1TLb

15%

1,5 điểm

Số câu/ loại câu

8 TNKQ

1 TL

1 (a) TL

1 (b) TL

10 câu

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

100%

2. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Câu1. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn trước đây nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn - Bình Định.

B. An Lão – Bình Định.

C. Đèo Măng Giang – Gia Lai.

D. An Khê – Gia Lai.

Câu 2. Trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVII – XVIII là?

A. Kinh Kì (Chợ Kẻ - Thăng Long).

B. Phố Hiến (Hưng Yên).

C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế).

D. Hội An (Quảng Nam).

Câu 3. Khẩu hiệu “lấy của người giàu, chia cho người nghèo” là của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Tây Sơn.

Câu 4. Trong các thế kỉ XVII - XVIII, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt do?

A. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.

B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.

C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.

Câu 5. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của?

A. Các công ty độc quyền.

B. Tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Các công trường thủ công.

D. Tầng lớp tư bản ngân hàng.

Câu 6. Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở đâu?

A. Vân Đồn.

B. Điện Biên.

C. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

D. Sơn Nam.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Câu 8. Vào thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

A. Nắm quyền tối cao.

B. Chỉ là “cái bóng mờ” trong cung cấm.

C. Bị san sẻ một phần quyền lực cho chúa Trịnh.

D. Nắm mọi quyền binh ở Đàng Ngoài.

II. TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Dựa kiến thức đã học, em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 2. (1.5 điểm)

a) Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn? (1,0 điểm)

b) Việc xây dựng bảo tàng Quang Trung tại Bình Định có ý nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)

-HẾT-

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 điểm)

I, Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy kiểm tra:

Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính ?

A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc - nam;

B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung;

C. Hướng nam - bắc và hướng vòng cung;

D. Hướng đông - tây và hướng nam - bắc.

Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng?

A. Lớn; B. Vừa; C. Trung bình và nhỏ; D. Nhỏ.

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C;

B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt;

C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau;

D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm.

Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?

A. Hoàng Liên Sơn; B. Trường Sơn Bắc; C. Bạch Mã; D. Trường Sơn Nam.

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta?

A.Địa hình; B. Vĩ độ; C. Kinh độ; D. Gió mùa.

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ;

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; D. Nam Bộ.

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã; B. Sông Hồng; C. Sông Chảy; D. Sông Đà.

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là?

A. Sông lớn, dài, dày đặc; B. Sông ngắn, lớn, dốc;

C. Sông dài, nhiều phù sa; D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm) Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?

b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?

Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8

Phân môn Lịch Sử.

TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

D

D

A

C

B

B

Điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

1

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

1.5

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

+ Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

2

Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung

1.5

a)

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, phong trào đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…

0.5

0.25

0.25

b)

Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung là:

- Ghi nhận và tri ân những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc.

0.25

0.25

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

C

A

B

D

D

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung chính

Điểm

1

(1,5 điểm)

+ Phân hoá theo chiều bắc – nam

- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.

0,25

0,25

+ Phân hóa theo chiều đông - tây

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

0,25

0,25

0,25

+ Phân hóa theo độ cao

Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

0,25

2

(1,5 điểm)

a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.

- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

0,25

0,25

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm