Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu ý nghĩa của công thức hóa học?

VnDoc xin giới thiệu bài Nêu ý nghĩa của công thức hóa học? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học?

Trả lời:

Công thức hóa học giúp chúng ta biết:

- Nguyên tố tạo ra chất

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử của chất

- Và giúp ta tính được phân tử khối của chất đó.

Ví dụ: Công thức hóa học của đường glucozơ là C6H12O6.

Công thức này cho ta biết có, đường glucozơ gồm có 6 nguyên tử cacbon (C), 12 nguyên tử Hydro (H) và 6 nguyên tử Oxi (O). Từ đó ta có thể tính được phân tử khối của đường glucozơ theo công thức là: 12 x 6 + 12 + 16 x 6 = 180 (đvC)

1. Công thức hóa học là gì?

Công thức hóa học là một ký hiệu mô tả số lượng và tên nguyên tử có trong 1 phân tử nhất định.

Nó cung cấp thông tin về cấu tạo của một chất, hình dạng ba chiều của nó và cách nó sẽ tương tác với các phân tử, nguyên tử và ion khác. Các ký hiệu trong bản tuần hoàn hóa học mô tả tên các chất cấu thành phân tử. Tùy vào nguyên tố mà chỉ số của chúng có thể khác nhau.

* Công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất được biểu hiện dưới một dạng chung là Ax, trong đó, A chính là kí hiệu của nguyên tố và x nêu lên chỉ số nguyên tử của nguyên tố.

- Với các đơn chất kim loại thì công thức hóa học được biểu thị chính bằng ký hiệu hóa học của đơn chất kim loại đó.

Ví dụ: công thức hóa học của đồng là Cu, công thức hóa học của kẽm là Zn, công thức hóa học của vàng là Au…

- Với các đơn chất phi kim thì công thức hóa học của chất rắn vẫn được biểu thị bằng kí hiệu hóa học của chất rắn đó

Ví dụ như công thức hóa học của Phốt pho là P, công thức hóa học của Lưu huỳnh là S,…

- Còn với các đơn chất phi kim là chất khí thì thường gồm kí hiệu hóa học của chất khí đó và chỉ số bằng 2. Ví dụ công thức hóa học của khí Oxi là O2, công thức hóa học của khí hiđro là H2,…

* Công thức hóa học của hợp chất

Công thức hóa học của hợp chất được biểu hiện dưới dạng chung là AxBy, AxByCz,…

Trong đó, A B C là ký hiệu hóa học của các nguyên tố trong hợp chất và x, y, z là các chỉ số tương ứng của các nguyên tử của mỗi nguyên tố đó.

Ví dụ:

- Công thức hóa học của khí metan là CH4

- Công thức hóa học của nước là H2O

- Công thức hóa học của axit sunfuric là H2SO4

2. Các loại công thức hóa học

Có nhiều loại công thức khác nhau, bao gồm các công thức hóa học phân tử, thực nghiệm, cấu trúc và hóa học ngưng tụ.

* Công thức phân tử

Công thức phân tử giúp hiển thị số lượng nguyên tử thực tế trong mỗi phân tử. Nó thường được gọi là công thức tường minh để mô tả các phân tử, đơn giản vì nó thuận tiện và hầu hết các phân tử có thể được tra cứu sau khi xác định công thức của chúng.

Ví dụ công thức phân tử

- Hydro peroxide có công thức phân tử là: H2O2

- Glucose có công thức là: C6H12O6

* Công thức cấu trúc

Công thức cấu trúc của một phân tử là một công thức hóa học được mô tả chi tiết hơn công thức phân tử. Các liên kết hóa học thực tế giữa các phân tử được hiển thị. Điều này giúp người đọc hiểu làm thế nào các nguyên tử khác nhau được kết nối và do đó làm thế nào các phân tử hoạt động trong không gian.

Đây là thông tin quan trọng vì hai phân tử có thể có chung số lượng và loại nguyên tử nhưng là đồng phân của nhau. Ví dụ, ethanol và dimethyl ether có chung công thức phân tử là C2H6O, nhưng khi viết bằng công thức cấu trúc sẽ khác nhau là:

- Ethanol có công thức cấu trúc: C2H5OH.

- Dimethyl ether có công thức cấu trúc: CH3OCH3.

Trong hóa học hữu cơ thì một chất có thể có nhiều đồng phân và tính chất hóa học của chúng sẽ khác nhau. Vì vậy phải sử dụng công thức cấu trúc để biểu diễn sẽ chính xác hơn.

* Công thức thực nghiệm

Công thức thực nghiệm đại diện cho số lượng nguyên tử tương đối của mỗi nguyên tố trong hợp chất. Nó chỉ biểu diễn dạng tổng quát hay dạng rút gọn của một công thức hóa học. Công thức thực nghiệm được xác định bởi trọng lượng của mỗi nguyên tử trong phân tử.

Đôi khi công thức phân tử và thực nghiệm là như nhau, chẳng hạn như H2O, trong khi các công thức khác thì khác.

Ví dụ công thức thực nghiệm của glucose là: CH2O

* Công thức cô đặc

Một biến thể đặc biệt của một công thức thực nghiệm hoặc cấu trúc là công thức cô đặc. Công thức cấu trúc cô đặc có thể bỏ qua các ký hiệu cho carbon và hydro trong cấu trúc, chỉ đơn giản chỉ ra các liên kết hóa học và công thức của các nhóm chức.

Ví dụ:

Công thức phân tử của hexane là: C6H14

Công thức cô đặc của nó là: CH3(CH2)4CH3

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu ý nghĩa của công thức hóa học? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 27/09/22
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      😉😉😉😉😉

      Thích Phản hồi 27/09/22
      • Phô Mai
        Phô Mai

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 27/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm