Fe hóa trị mấy?
Fe hóa trị mấy? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Fe hóa trị mấy?
Câu hỏi: Fe hóa trị mấy?
Trả lời:
Sắt (Fe) có hai hóa trị là II và III
I. Định nghĩa Sắt (Fe)
- Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.
- Kí hiệu: Fe
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc [Ar]3d64s2
- Số hiệu nguyên tử: 26
- Khối lượng nguyên tử: 56 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 26
+ Nhóm: VIIIB
+ Chu kì: 4
- Đồng vị: sắt có nhiều đồng vị như 55Fe, 56Fe, 58Fe, 59Fe
- Độ âm điện: 1,83
II. Tính chất vật lý của Sắt (Fe)
- Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm
- Sắt dẻo nên dễ rèn, sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và có thể trở thành nam châm)
- Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng 7,86g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1539oC
III. Tính chất hóa học của Sắt
1. Tác dụng với phi kim
+ Khi đun nóng sắt tác dụng với hầu hết phi kim.
a) Sắt tác dụng với oxy
3Fe + 2O2 →to Fe3O4
– Fe3O4 là oxit sắt từ, là oxit của hỗn hợp sắt có hóa trị II và III: FeO và Fe2O3
b) Sắt tác dụng với phi kim khác.
2Fe + 3Cl2 →to 2FeCl3
– Ngoài Oxi (O) và Lưu huỳnh (S), sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối.
2. Tác dụng với axit
Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4loãng
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
Với các axit HNO3, H2SO4đặc
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.
3. Tác dụng với dung dịch muối
- Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn trong dãy điện hoá, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
4. Tính chất hóa học của Sắt: tác dụng với nước
– Sắt hầu như không có phản ứng với nước lạnh, nhưng nếu cho Fe đi qua hơi nước ở nhiệt độ cao thì Fe khử H2O giải phóng H2
_ Khi t0C < 5700C: 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2↑
_ Khi t0C > 5700C: Fe + H2O → FeO + H2↑
IV. Bài tập có lời giải
Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, đồng thời giải phóng 0,672 lít khí (đktc). Tính m?
* Hướng dẫn:
Ta có các PTPƯ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Theo bài ra, ta có: nH2 = 0,672/22,4= 0,03 mol.
nHCl = Cm.V = 0,3.1 = 0,3 mol
Ở bài này ta tính số mol theo nguyên tử Hyđro trong dung dịch axit
Ta có: nH+(trong HCl) = nH+(dùng để hòa tan oxit ) + nH+(khí thoát ra)
⇒ 0,3 = nH+(hòa tan oxit ) + 2.0,03
⇒ nH+(dùng hòa tan oxit ) = 0,24 mol
nO(oxit) = ½ nH+(hòa tan oxit )= 0,12 mol
⇒ m = mX– mO(oxit) = 12 – 0,12.16 = 10,08 g
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Fe hóa trị mấy? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8