Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu các tính chất vật lý của khí oxi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu các tính chất vật lý của khí oxi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu các tính chất vật lý của khí oxi

Trả lời:

Tính chất vật lý của oxi:

- Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.

- Oxi có khối lượng phân tử là 32 nên nặng hơn không khí.

- Oxi khi bị hóa lỏng ở nhiệt độ −138o có màu xanh nhạt và có thể bị hút bởi nam châm.

- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O

- Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi là O2

- Nguyên tử khối: 16

- Phân tử khối: 32

I. Tính chất vật lí của O2

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

II. Tính chất hóa học của oxi

1. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với khá nhiều kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại như bạc (Ag) vàng (Au) hay bạch kim (Pt)).

Ví dụ: Đốt cháy sắt trong bình oxi, dây sắt cháy sáng như pháo hoa, sau khi cháy xuất hiện oxit màu nâu đỏ

PTHH: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (DK: to)

2. Tác dụng với phi kim

Oxi tác dụng với khá nhiều phi kim trong tự nhiên và với những điều kiện khác nhau, chỉ trừ nhóm halogen (Flo, Clo, Brom và Atatin) là oxi không phản ứng và sản phẩm tạo thành là các oxit axit.

Ví dụ: Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi. Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn cháy trong không khí, cho ngọn lửa màu xanh

PTHH: S+O2 → SO2 (DK: to)

3. Tác dụng với một số hợp chất

Oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.

Ví dụ: Khí metan có trong khí bùn ao, phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt.

PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (DK: to)

III. Ứng dụng của oxi trong đời sống

Oxi có 2 lĩnh vực ứng dụng quan trọng đó là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu:

- Sự hô hấp:

+ Oxi cần thiết cho sự hô hấp của người và động vật. Không có khí oxi người và động vật không sống được.

+ Những phi công, thợ lặn, thợ chữa cháy,... đều phải thở bằng oxi đựng trong các bình đặc biệt.

- Sự đốt nhiên liệu:

+ Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí.

+ Trong sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.

+ Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp như mùn cưa, than gỗ là hỗn hợp nổ mạnh được dùng để chế tạo mìn phá đá, đào đất.

+ Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.

IV. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về oxi

  1. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
  2. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
  3. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.
  4. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Đáp án đúng: B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 2. Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.

  1. Ca, CO2, SO2
  2. K, P, Cl2
  3. Ba, CH4, S
  4. Au, Ca, C

Đáp án đúng: C. Ba, CH4, S

Câu 3. Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là:

  1. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu.
  2. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
  3. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
  4. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

Đáp án đúng: C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

Câu 4. Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra phản ứng.

  1. 4P + 5O2→ 2P2O5
  2. 4Ag + O2→ 2Ag2O
  3. CO + O2→ CO2
  4. 2Cu + O2→ 2CuO

Đáp án đúng: B. 4Ag + O2 → 2Ag2O

Câu 5. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.

  1. CO
  2. Cl2
  3. Fe
  4. C2H4

Đáp án đúng: B. Cl2

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu các tính chất vật lý của khí oxi Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 27/09/22
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 27/09/22
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 27/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm