Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự oxi hóa chậm là gì?

Sự oxi hóa chậm là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết. 

Câu hỏi: Sự oxi hóa chậm là gì? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

- Ví dụ: sắt bị gỉ, sự oxi hóa chậm trong cơ thể người,...

- Trong điều kiện nhất định sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

Ví dụ: Giẻ lau máy có dính dầu mỡ chất thành đống có thể tự bốc cháy.

1. Sự oxi hóa

- Khái niệm: Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

VD: 2Cu + O2 → 2CuO (to)

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (to)

2H2 + O2 → 2H2O (to)

* Sự oxi hóa khi cho phi kim tác dụng với Oxi.

S + O2 → SO2

P + O2 → P2O5

N + O2 → NO2

C + O2 → CO2

- Nhận xét: Trong những phản ứng trên đều xảy ra ở nhiệt độ cao do vậy khi viết phương trình phản ứng các em đừng quên điều kiện là nhiệt độ nhé.

- Với những phi kim trên thì sản phẩm tạo thành có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể là gì. Điều kiện ở đây có thể là mức nhiệt độ, chất xúc tác…

* Sự oxi hóa khi cho hợp chất tác dụng với Oxi.

CH4 + O2 → CO2 + H2O

Fe3O4 + O2 → Fe2O3

- Nhận xét: Ở trên là một vài hợp chất khi tác dụng với oxi mà chúng ta gọi là sự oxi hóa. Sau này, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề trên và những phương trình kiểu kiểu như trên nhé!

- Phản ứng oxi hóa khử trong hữu cơ là phản ứng hóa học vừa xảy ra quá trình oxi hóa vừa xảy ra quá trình khử. Hay nói cách khác nó là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, làm thay đổi số oxi hóa của một số chất.

2. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử

- Nguyên tắc chung: Với mục đích nhằm cân bằng phản ứng oxi hóa khử chính là số điện tử cho của chất khử phải bằng số điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa. Dưới đây là một số cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử phổ biến, cụ thể như sau:

- Nội dung: Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, Cl2, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

- Ví dụ cụ thể: Cân bằng phản ứng hóa học: P + O2 → P2O5

+ Ta viết như sau: P + O → P2O5

+ Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

+ 2P + 5O → P2O5

+ Tuy nhiên phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

+ Vì thế: 4P + 5O2 → 2P2O5

* Lưu ý:

- Ngoài phương pháp thăng bằng electron, còn có thể cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp tăng - giảm số oxi hóa với nguyên tắc: tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.

- Phản ứng oxi hóa - khử còn có thể được cân bằng theo phương pháp thăng bằng ion - electron: lúc đó vẫn đảm bảo nguyên tắc thăng bằng electron nhưng các nguyên tố phải được viết ở dạng ion đúng, như NO3-, SO42-, MnO4-, Cr2O72-,...

3. Ứng dụng

Sự hô hấp:

- Oxi cần thiết cho sự hô hấp của người và động, thực vật.

- Những phi công, thợ lặn, thợ chữa cháy… thở bằng oxi đựng trong các bình đặc biệt.

Sự đốt nhiên liệu

- Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí

- Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.

- Chế tạo mìn phá đá.

- Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sự oxi hóa chậm là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 30/09/22
    • Phô Mai
      Phô Mai

      🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 30/09/22
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 30/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm