Cách xác định hóa trị của một nguyên tố
Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách xác định hóa trị của một nguyên tố được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cách xác định hóa trị của một nguyên tố?
Câu hỏi: Cách xác định hóa trị của một nguyên tố?
Trả lời:
+ Quy ước: H hóa trị I, chọn làm đơn vị và O có hóa trị II
+ Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị là bấy nhiêu.
Ví dụ:
HCl: Cl hóa trị I.
CH4: C …………IV
NH3: N ………..III
H2O: O…………II
+ Tính số liên kết của các nguyên tố khác với số nguyên tử O.(O có hóa trị II; Hóa trị của oxi bằng 2 đơn vị )
Ví dụ: K2O: K có hóa trị I.
BaO: Ba …………..II.
SO2: S ………………IV.
– Hóa trị của nhóm nguyên tử (NH3, CO3….)
Ví dụ: HNO3: NO3 có hóa trị I.
Vì: Liên kết với 1 nguyên tử H.
HOH: OH ……………..I
H2SO4: SO4 có hoá trị II.
H3PO4: PO4…………….III.
* Kết luận: Hóa trị là số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với các nguyên tử nguyên tố khác.
1. Quy tắc hóa trị
2. Vận dụng quy tắc hóa trị
2.1. Dạng 1: Tính hóa trị của một nguyên tố trong phân tử
2.2. Dạng 2: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị
2.3. Dạng 3: Lập công thức hóa học của hợp chất thông qua hợp chất trung gian
3. Cách ghi nhớ hóa trị của nguyên tố dễ dàng nhất
3.1. Học hóa trị theo bảng nguyên tố hóa học
Dựa theo bảng nguyên tố hóa học, các em có thể ghi nhớ kí hiệu hóa học và số hóa trị của từng nguyên tố đó.
Một số nguyên tố hóa học
Số proton | Tên nguyên tố | Kí hiệu hóa học | Nguyên tử khối | Hóa trị |
1 | Hiđro | H | 1 | I |
2 | Heli | He | 4 | |
3 | Liti | Li | 7 | I |
4 | Beri | Be | 9 | II |
5 | Bo | B | 11 | III |
6 | Cacbon | C | 12 | IV, II |
7 | Nitơ | N | 14 | III, II, IV... |
8 | Oxi | O | 16 | II |
9 | Flo | F | 19 | I |
10 | Neon | Ne | 20 | |
11 | Natri | Na | 23 | I |
12 | Magie | Mg | 24 | II |
13 | Nhôm | Al | 27 | III |
14 | Silic | Si | 28 | IV |
15 | Photpho | P | 31 | III, V |
16 | Lưu huỳnh | S | 32 | II, IV, VI |
17 | Clo | Cl | 35.5 | I... |
18 | Agon | Ar | 39.9 | |
19 | Kali | K | 39 | I |
20 | Canxi | Ca | 40 | II |
24 | Crom | Cr | 52 | I, II... |
25 | Mangan | Mn | 55 | II, IV, VII.. |
26 | Sắt | Fe | 56 | II, III |
29 | Đồng | Cu | 64 | I, II |
30 | Kẽm | Zn | 65 | II |
35 | Brom | Br | 80 | I... |
47 | Bạc | Ag | 108 | I |
56 | Bari | Ba | 137 | II |
80 | Thủy ngân | Hg | 201 | I, II |
82 | Chì | Pb | 207 | II, IV |
Bảng hóa trị của một số nhóm nguyên tử
Tên nhóm | Hóa trị | Tên nhóm | Hóa trị |
Hiđroxit (-OH) | I | Cacbonat (=CO2) | II |
Nitrat (-NO3) | I | Photphat (PO4) | III |
Sunfat (=SO4) | II |
Nhóm các nguyên tố có 1 hóa trị | Hóa trị I | H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br |
Hóa trị II | Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg | |
Hóa trị III | B, Al | |
Hóa trị IV | Si | |
Nhóm các nguyên tố có nhiều hóa trị | Cacbon: IV, II Chì: II, IV Crom: III, II Nito: III, II, IV Photpho: III, V Lưu huỳnh: IV, II, VI Mangan: IV, II, VII… | |
Nhóm nguyên tử | Hóa trị I gồm: OH (hidroxit), NO3 (nitrat) Hóa trị II gồm: CO3 (cacbonat), SO4 (sunfat) Hóa trị III gồm: PO4 (photphat) |
3.2. Học hóa trị theo bài ca hóa trị
Để có thể ghi nhớ dễ dàng số hóa trị của rất nhiều nguyên tố, các bài ca hóa trị có vần điệu như một bài thơ sẽ giúp các em có hứng thú và ghi nhớ hiệu quả hơn.
Hóa về chị chẳng cho về,
Chị nắm vạt áo chị đề bài thơ.
Kali (K), Iot (I), Hidrô (H),
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài.
Là hoá trị I em ơi,
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân (Hg)
Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca).
4. Ví dụ Vận dụng
Ví dụ 1: Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.
Hướng dẫn giải:
- Trong hợp chất H2S:
H có hóa trị I, gọi hóa trị của S là a ta có:
2.I = 1.a ⇒ a = II.
Vậy trong hợp chất H2S thì lưu huỳnh có hóa trị II.
- Trong hợp chất SO2:
O có hóa trị II, gọi hóa trị của S là b, ta có:
1.b = 2.II ⇒ b = IV.
Vậy trong hợp chất SO2 thì lưu huỳnh có hóa trị IV.
Ví dụ 2: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).
Hướng dẫn giải:
Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.
Theo quy tắc hóa trị ta có: 2.I = 1.a ⇒ a = II.
Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.
Ví dụ 3: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau:
- NO.
- N2O5.
- NH3.
- NO2.
Hướng dẫn giải: Chọn D
Trong các công thức hóa học trên H có hóa trị I, O có hóa trị II.
- Xét NO:
Gọi N có hóa trị là a, ta có:
1.a = 1.II ⇒ a = II (loại).
- Xét N2O5:
Gọi N có hóa trị là a, ta có:
2.a = 5.II ⇒ a = V (loại).
- Xét NH3:
Gọi N có hóa trị là a, ta có:
1.a = 3.I ⇒ a = III (loại).
- Xét NO2:
Gọi N có hóa trị là a, ta có:
1.a = 2.II ⇒ a = IV (thỏa mãn).
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cách xác định hóa trị của một nguyên tố. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8