Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

VnDoc xin giới thiệu bài Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  1. Hỗn hợp nước đường.
  2. Hỗn hợp nước muối.
  3. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
  4. Hỗn hợp nước và rượu

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều

1. Chất tinh khiết

Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết. Ví dụ, nước tinh khiết trong thành phần có chứa 11,2% hydrogen và 88,8% oxygen về khối lượng, có nhiệt độ sôi 100°C, nhiệt độ đông đặc ở 0°C tại áp suất thường, khối lượng riêng D = 1 g/ml,…

Chất tinh khiết có thể là chất rắn (đường, muối); chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid) hoặc chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen).

Nói đến chất, theo quy ước ta hiểu là chất tinh khiết. Tuy nhiên, trong thực tế không có chất tinh khiết 100%. Hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm thường là các chất tinh khiết. Độ tinh khiết của hóa chất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thí nghiệm cũng như kết quả nghiên cứu. Vì vậy, trước khi làm thí nghiệm, người ta thường kiểm tra độ tinh khiết của hóa chất và có biện pháp làm sạch hóa chất nếu cần thiết.

2. Hỗn hợp

Trong hóa học, hỗn hợp là hệ vật chất tạo bởi hai hay nhiều chất khác nhau, trộn vào nhau nhưng không kết hợp một cách hóa học. Nói cách khác, hỗn hợp gồm hai chất trộn lẫn vào nhau theo kiểu vật lý, nghĩa là không có phản ứng nào xảy ra giữa các chất đó, mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ được những tính chất của mình. Hỗn hợp đó có thể gồm các đơn chất, ví dụ hỗn hợp bột đồng - nhôm; có thể gồm các hợp chất, ví dụ hỗn hợp đường - muối.

Hỗn hợp được phân thành 2 loại: Hỗn hợp đồng thể và hỗn hợp dị thể.

- Hỗn hợp đồng thể có thành phần hoàn toàn đồng nhất trong toàn bộ, ví dụ nước muối là hỗn hợp của muối tan trong nước, không khí là hỗn hợp đồng thể chứa các khí nitơ, oxi, v.v...

- Hỗn hợp dị thể không có thành phần đồng nhất trong vật thể, ví dụ: Đất, đá, gỗ chẳng hạn.

Khi hỗn hợp gồm cả chất rắn, chất lỏng thì mỗi phần rắn hoặc lỏng được gọi là pha. Khi hai chất lỏng không trộn lẫn nhau, ví dụ: Hỗn hợp dầu hỏa và nước thì ta có pha hữu cơ, pha nước.

Có thể chia theo cách khác, làm 3 loại gồm: Dung dịch, hỗn hợp keo và huyền phù

3. Hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất

Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.

Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

4. Chất rắn tan và không tan trong nước

- Một số chất rắn tan được trong nước: Muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), phân bón hóa học,...

- Một số chất rắn không tan được trong nước: Sắt, cát, đá vôi, bột mì,...

- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:

- Khuấy dung dịch.

- Đun nóng dung dịch.

- Nghiền nhỏ chất rắn.

6. Chất khí tan trong nước

- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:

+ Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước.

+ Khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước.

+ Khí hydrogen nitrogen gần như không tan trong nước.

7. Dung dịch - dung môi - chất tan

Phân biệt dung dịch - dung môi - chất tan:

Khi hòa tan đường vào nước: Đường (chất rắn) tan trong nước (chất lỏng) để tạo thành nước đường (hỗn hợp lỏng đồng nhất). Chúng ta nói, đường là chất tan, nước là dung môi và nước đường là dung dịch.

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng.

Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, cồn, dầu ăn, gọi là dung môi hữu cơ. Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.

Chú ý: Khi nói dung dịch phải nói rõ là dung môi nào. Nếu dung dịch không ghi rõ dung môi thì được hiểu dung môi là nước, cũng có khi nhấn mạnh là dung dịch nước.

8. Huyền phù

Huyền phù (nổi lơ lửng, từ phù có nghĩa là nổi và huyền là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng (hỗn hợp dị thể); các hạt rắn không tan (khó tan) vào môi trường phân tán.

Nếu để yên một huyền phù thì ngược lại với dung dịch, chất rắn có kích thước không nhỏ lắm sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn (sa lắng hay trầm tích). Chất lỏng phía trên có thể được chiết ra (lắng gạn) và tách chất rắn ra khỏi chất lỏng.

Ở các phần tử có kích thước nhỏ có thể tăng nhanh quá trình sa lắng bằng phương pháp ly tâm vì kích thước các phần tử rắn càng nhỏ thì sự sa lắng càng chậm.

Huyền phù đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật như vật liệu sơn, vécni, giấy, vật liệu xây dựng...

Một vài ví dụ về thí nghiệm hóa học liên quan đến huyền phù:

2 Cu(OH)2 + CO2 → H2O + Cu2CO3(OH)2

(huyền phù)                       (kết tủa)

Điều kiện: Không có

Mg(OH)2 + 2 CO2 → Mg(HCO3)2

(huyền phù)                (pha loãng)

Điều kiện: Ở nhiệt độ phòng

9. Nhũ tương

Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước khi được khuấy trộn, sữa, xốt mayounnaise...

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    😊😊😊😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 25/09/22
    • Bé Cún
      Bé Cún

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 25/09/22
      • Tiểu Thư
        Tiểu Thư

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 25/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm