Bảng nguyên tử khối Hóa lớp 8

VnDoc xin giới thiệu bài Bảng nguyên tử khối Hóa lớp 8 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Bảng nguyên tử khối Hóa lớp 8

Bảng nguyên tử khối chính xác, đầy đủ nhất

Số p

Tên nguyên tố

Ký hiệu hóa học

Nguyên tử khối

Hóa trị

1

Nguyên tử khối của Hiđro

H

1

I

2

Nguyên tử khối của Heli

He

4

3

Nguyên tử khối của Liti

Li

7

I

4

Nguyên tử khối của Beri

Be

9

II

5

Nguyên tử khối của Bo

B

11

III

6

Nguyên tử khối của Cacbon

C

12

IV, II

7

Nguyên tử khối của Nitơ

N

14

III,II,IV,…

8

Nguyên tử khối của Oxi

O

16

II

9

Nguyên tử khối của Flo

F

19

I

10

Nguyên tử khối của Neon

Ne

20

11

Nguyên tử khối của Natri

Na

23

I

12

Nguyên tử khối của Mg (Magie)

Mg

24

II

13

Nguyên tử khối của Nhôm

Al

27

III

14

Nguyên tử khối của Silic

Si

28

IV

15

Nguyên tử khối của Photpho

P

31

III, V

16

Nguyên tử khối của Lưu huỳnh

S

32

II,IV,VI,…

17

Nguyên tử khối của Clo

Cl

35,5

I,…

18

Nguyên tử khối của Agon

Ar

39,9

19

Nguyên tử khối của Kali

K

39

I

20

Nguyên tử khối của Canxi

Ca

40

II

24

Nguyên tử khối của Crom

Cr

52

II,III

25

Nguyên tử khối của Mangan

Mn

55

II,IV,VII,…

26

Nguyên tử khối của Sắt

Fe

56

II,III

29

Nguyên tử khối của Đồng

Cu

64

I,II

30

Nguyên tử khối của Kẽm

Zn

65

II

35

Nguyên tử khối của Brom

Br

80

I,…

47

Nguyên tử khối của Ag (Bạc)

Ag

108

I

56

Nguyên tử khối của Bari

Ba

137

II

80

Nguyên tử khối của Thuỷ ngân

Hg

201

I,II

82

Nguyên tử khối của Chì

Pb

207

II,IV

1. Nguyên tử khối là gì?

- Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của một nguyên tử nguyên tố đó, là tổng của khối lượng electron, proton và notron, nhưng do khối lượng electron rất nhỏ nên thường không được tính, vì vậy có thể nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân.

- Theo cách hiểu đơn giản: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Nguyên tố khác nhau thì nguyên tử khối cũng khác nhau.

- Ví dụ: Nguyên tử khối của Nitơ (N) = 14 (đvC), của Magie (Mg) = 24 (đvC).

2. Bài ca nguyên tử khối số

Hiđro số 1 khởi đi

Liti số 7 ngại gì chí trai

Cacbon bến nước 12

Nitơ 14 tuổi ngày hoa niên

Oxi 16 khuôn viên

Flo 19 lòng riêng vương sầu

Natri 23 xuân đầu

Magie 24 mong cầu mai sau

Nhôm thời 27 chí cao

Silic 28 lòng nào lại quên

Photpho 31 lập nên

32 nguyên tử khối tên Lưu huỳnh

Clo 35,5 tự mình

Kali 39 nhục vinh chẳng màn

Canxi 40 thẳng hàng

52 Crom chuỗi ngày tàn phải lo

Mangan song ngũ(55) so đo

Sắt thời 56 đừng cho trồng trềnh

Coban 59 cồng kềnh

Kẽm đồng 60 lập nền có dư

Đồng 63,6

Kẽm 65,4

Brom 80 chín thư riêng phần

Stronti 88 đồng cân

Bạc 108 tăng lần số sai

Catmi một bách mười hai(112)

Thiếc trăm mười chín(119) một mai cuộc đời

Iot 127 chẳng dời

Bari 137 sức thời bao lâm

Bạch kim 195

Vàng 197 tiếng tăng chẳng vừa

Thủy ngân 2 bách phẩy 0 thừa(200,0)

Chì 2 linh 7(207) chẳng ưa lửa hồng

Rađi 226 mong

Bismut 2 trăm linh 9 cứ trông cậy mình(209)

Bài thơ nguyên tử phân minh

Lòng này đã quyết tự tin học hàn

3. Ứng dụng của bảng nguyên tử khối vào môn hóa học

- Bảng nguyên tử khối là bảng hóa học mà giáo viên bắt buộc học sinh phải ghi nhớ để có thể ứng dụng vào việc giải các bài tập tính toán của phần hóa vô cơ. Hầu như bài tập nào nằm trong phần này cũng đều cần ứng dụng bảng nguyên tử khối và dưới đây chính là 2 dạng bài tập thường gặp nhất mà chúng tôi muốn đề cập đến cho các bạn.

Dạng 1: Tìm nguyên tố trong một hợp chất hóa học

- Đây là dạng bài tập thông dụng và quen thuộc nhất ngay từ những ngày đầu bạn làm quen với phần hóa vô cơ. Dưới đây là một ví dụ đơn giản nhất:

- Ví dụ: Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 267. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?

Lời giải

M3(PO4)2 = 267

ó3 M + 2 (31 + 4. 16) = 267

→ M = (267 -190) : 3 = 24

+ Tra bảng nguyên tử khối ta được M là nguyên tố Magie (Mg).

Dạng 2: Xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối

- Dạng bài tập này thì khó hơn dạng bài tập ở trên một chút và chúng thường được xuất hiện dưới dạng bài thi trắc nghiệm. Có một ví dụ điển hình cho dạng bài tập này là:

- Ví dụ: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X.

Lời giải:

X = 3,5 . O = 3,5 . 16 = 56
=> X là nguyên tố sắt, KHHH Fe.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bảng nguyên tử khối Hóa lớp 8 Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 147
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 20/09/22
    • Mít
      Mít

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 20/09/22
      • Heo Ú
        Heo Ú

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 20/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm