Công thức hóa học của đơn chất
Công thức hóa học của đơn chất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Công thức hóa học của đơn chất
Câu hỏi: Công thức hóa học của đơn chất
Trả lời:
- Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.
- Với đơn chất kim loại: Hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học.
Ví dụ: Công thức hóa học của các đơn chất kim loại đồng, kẽm, nhôm,... lần lượt là Cu, Zn, Al,....
- Với đơn chất phi kim:
+ Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau (thường là 2), nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu.
Ví dụ: Công thức hóa học của khí oxi, khí hiđro … là O2, H2 …
+ Một số phi kim quy ước lấy kí hiệu làm công thức.
Ví dụ: Công thức hóa học của photpho, lưu huỳnh… là P, S …
1. Đơn chất là gì?
Khái niệm
- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- Kim loại natri tạo nên từ nguyên tố Na.
- Kim loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.
=> khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.
* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không có ánh kim.
*Kết luận:
- Đơn chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Gồm 2 loại đơn chất : Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Đơn chất phi kim xuất hiện bên phải trong bảng tuần hoàn hóa học. Đơn chất kim loại thường tồn tại ở thể lỏng hoặc khí. Đây là những đơn chất có tính cách nhiệt, cách điện, không có màu ánh kim, thường có màu tối. Ví dụ như khi Clo (Cl), khí Oxi (O), khí Natri (Na),…
- Đơn chất kim loại là gì? Nó có khác gì so với đơn chất phi kim? Trái ngược với đơn chất kim loại, trong bảng tuần hoàn hóa học nó được nhìn thấy ở phía bên trái. Đơn chất kim loại được cấu tạo từ nguyên tử. Đơn chất kim loại chủ yếu tồn tại ở thể rắn. chúng có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có màu ánh kim, sáng bóng, dễ uốn nắn, đôi khi có từ tính. Ví dụ như đồng (Cu), nhôm (Al), sắt (Fe), Vàng (Au), Bạc (Ag),…
Đặc điểm cấu tạo đơn chất
- Đặc điểm cấu tạo của đơn chất bao gồm 2 đặc điểm chính: cấu tạo đơn chất kim loại và cấu tạo đơn chất phi kim. Trong đó, đơn chất kim loại thì các nguyên tử sắp xếp khít nhau và tuân theo một trật tự, quy tắc nhất định. Đơn chất phi kim thì các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2. Ví dụ tiêu biểu như Nitơ có công thức hóa học là N2, Oxi là O2,…
Công thức hóa học của đơn chất là gì?
- Cách viết công thức hóa học của đơn chất cũng khá đơn giản, bao gồm kỹ hiệu hóa học của một nguyên tố. Cụ thể:
+ Đối với đơn chất kim loại, hạt hợp thành là nguyên tử do vậy kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học. Ví dụ như Cu, Fe, Zn là công thức hóa học lần lượt của đồng, sắt, kẽm.
+ Đối với đơn chất phi kim, chia thành hai cách viết công thức. Đầu tiên, tương tự đơn chất kim loại, một số phi kim hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hóa học là công thức hóa học. Thứ hai, với những phi kim hạt hợp thành là phân tử (thường là 2), thêm chỉ số ở chân kí hiệu. Ví dụ để hiểu rõ hơn là công thức hóa học của Hidro là H2, Oxi là O2,…
2. Hợp chất là gì?
Khái niệm
Ví dụ:
- Nước: H2O gồm nguyên tố H và nguyên tố O.
- Muối ăn: NaCl gồm nguyên tố Na và Cl.
- Axit sunfuric: H2SO4 gồm nguyên tố H, S và O.
* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
Công thức hóa học của hợp chất là gì?
- Hợp chất là chất được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Công thức viết của hợp chất tạo từ 2 nguyên tố là AxBy. Công thức hóa học của hợp chất được tạo nên từ 3 nguyên tố là AxByCz. Trong đó:
+ A, B, C,… là các chữ cái kí hiệu hóa học của các nguyên tố
+ x, y, z,… là các số nguyên chỉ số lượng nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất. Trường hợp các chỉ số này bằng một thì không cần ghi.
Ví dụ: Một số công thức hóa học của hợp chất như Canxi cacbonat là CaCO3, Natri clorua là NaCl,…
Phân loại
* Hợp chất trong hóa học được phân làm nhiều loại:
- Hợp chất vô cơ: Hợp chất vô cơ bao gồm khí CO, khí CO2, H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và những hợp chất không có mặt nguyên tử C. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa C là hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có C.
- Phân loại: Hợp chất vô cơ được chia làm bốn loại: oxide, acid, base, muối.
+ Oxide là hợp chất gồm 1 nguyên tố kết hợp với 1 hay nhiều nguyên tử O. Oxide được chia làm bốn loại:
+ Oxide acid: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố phi kim với O và có 1 acid tương ứng.
VD: SO2, CO2,...
+ Oxide base: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố kim loại với O và có 1 base tương ứng.
VD: CaO, Fe3O4,...
+ Oxide lưỡng tính: Là những oxide vừa có 1 acid tương ứng vừa có 1 base tương ứng.
VD: Al2O3, ZnO,...
+ Oxide trung tính: Là những oxide không có acid hay base nào tương ứng (còn gọi là oxide không tạo muối).
VD: CO, NO,...
- Hợp chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ là 1 lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa C, ngoại trừ các carbide, cacbonat, cacbon oxide (mônoxide và dioxide), xyanua. Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như prôtêin, chất béo, và cacbohydrat (đường), là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học.
VD: rượu, acid axetic,...
Phản ứng hóa học của hợp chất
Một hợp chất có thể được chuyển đổi thành một thành phần hóa học khác nhau bằng cách tương tác với một hợp chất hóa học thứ hai thông qua một phản ứng hóa học.
Trong quá trình này, liên kết giữa các nguyên tử bị phá vỡ trong cả hai hợp chất tương tác, và sau đó liên kết được cải tổ để các liên kết mới được tạo ra giữa các nguyên tử.
Theo sơ đồ, phản ứng này có thể được mô tả là AB + CD → AD + CB, trong đó A, B, C và D là mỗi nguyên tử duy nhất; và AB, AD, CD và CB là mỗi hợp chất duy nhất.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức hóa học của đơn chất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8