Công thức hóa học của Oxi
Công thức hóa học của Oxi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Công thức hóa học của Oxi?
Câu hỏi: Công thức hóa học của Oxi?
Trả lời
Oxy có công thức hóa học là O2
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất của oxy
Trạng thái tự nhiên
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất (49% khối lượng vỏ Trái Đất). Còn khí oxi là chất khí chiếm thể tích thứ 2 trong không khí sau nitơ N2 (gần 21% thể tích trong không khí) .
Ở điều kiện thường oxi tồn tại chủ yếu ở dạng phân tử khí O2 tự do, hoặc trong các oxit, hợp chất chứa oxi. Ngoài ra còn tồn tại dạng ozon O3 có trong bầu khí quyển của Trái đất
Tính chất vật lí của Ox i
Oxi (O2) là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, d= 3229. Khí ôxy hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC.
Tính chất hóa học của Oxi
*Oxi tác dụng với kim loại
- Phản ứng đặc trưng của oxi là phản ứng cháy. Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ kim loại vàng và bạch kim Oxi không phản ứng).
*Oxi tác dụng với các hợp chất khác
- Vì là nguyên tố có độ âm điện cao, Oxi còn có thể tác dụng với rất nhiều các chất để tạo thành những hợp chất mới.
2SO2 + O2 → 2SO3
2Fe + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)2
C5H12O2 + 7O2 → 5CO2 + 6H2O
3O2 + CS2 → CO2 + 2SO2
2N2+ 5O2 + 2H2O → 4HNO3
4FeCl2 + O2 + 4HCl → 4FeCl3 + 2H2O
2Na2O2 + 2H2O + 4CO2 → 4NaHCO3 + O2
BaO4+ 4H2O → Ba(OH)2 + 3H2O2
* Oxi tác dụng với phi kim
- Oxi cũng có thể phản ứng trực tiếp với hầu hết các phi kim, chỉ trừ nhóm halogen (Flo, Clo, Brom, Iot và Atatin) là Oxi không phản ứng, và sản phẩm được tạo thành là các oxit axit.
2. Điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm
Thí nghiệm:
Cho một lượng nhỏ Kali Pemanganat có công thức hóa học là KMnO4 có tên gọi khác là thuốc tím vào ống nghiệm rồi dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đưa lên ngọn lửa đèn cồn đun nóng. Sau đó, chúng ta lấy một que đóm cháy dở* còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.
- Hiện tượng quan sát được: Que đóm bùng cháy trở lại.
- Giải thích hiện tượng: Que đóm có thể bùng cháy trở lại do tàn đóm đỏ tiếp xúc với môi trường nhiều oxi làm cho quá trình cháy diễn ra mạnh mẽ hơn dẫn tới que đóm bùng cháy trở lại.
- Phương trình phản ứng điều chế oxi từ KMnO4 như sau:
KMnO4 ↦ K2MnO4 + MnO2 + O2
- Khí oxi thoát ra ở phương trình trên chính là thủ phạm làm que đóm bùng cháy trở lại.
*Cháy dở: Tức là đang cháy thì bị tắt và trên đầu ngọn đóm vẫn còn tàn đỏ.
Đun nóng KClO3(Kali Clorat) là một chất rắn, màu trắng trong ống nghiệm cũng có khí oxi thoát ra theo phương trình phản ứng hóa học sau:
KClO3 ↦ KCl + O2
- Nếu ta trộn thêm một MnO2 thì phản ứng trên xảy ra sẽ nhanh hơn, chúng ta thu được khí oxi nhanh hơn.
- Thu oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí
- Phương pháp thu khí oxi khi điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm hiện tại đang có 2 cách:
Cách 1: Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí.
- Như chúng ta quan sát ở hình bên phải, đấy chính là cách thu khí oxi bằng cách đẩy không khí.
- Cách thực hiện: Chuẩn bị đường ống dẫn khí oxi sao cho đầu thoát khí oxi ra gần đáy bình cần thu nhất. Ngoài ra, chúng ta lý giải việc làm trên do oxi nặng hơn không khí do vậy khi khí oxi được tạo ra và đi vào bình thì sẽ đẩy những thành phần khí khác có trong không khí ra khỏi bình.
- Phương pháp này thu được oxi có độ tinh khiết cao nhưng có thể sẽ không tinh khiết bằng phương pháp đẩy nước.
Cách 2: Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước tinh khiết.
- Chúng ta hãy quan sát tiếp hình bên trên nhưng phương pháp đẩy nước đang là hình ở phía bên tay trái của các bạn. Để thực hiện phương pháp đẩy nước, chúng ta cần có một khay nước, một ống nghiệm, một đường dẫn ống hình chữ L... và một số thiết bị khác như: Nút ống nghiệm, giá đỡ ...
- Cách thực hiện: Đầu tiên, chúng ta cho đầy nước vào ống nghiệm sau đó đưa đầu thoát khí oxi ra vào trong miệng ống nghiệm cần thu. Phương pháp này hơi khó hơn một chút nhưng khí thực hiện được thì oxi thu được có độ tinh khiết rất cao.
3. Vai trò và ứng dụng của Oxi trong cuộc sống
- Oxi có vai trò cực kì quan trọng không thể thiếu đối với quá trình hô hấp của người và động vật.
- Oxi có khả năng kết hợp với hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi tế bào cơ thể người và động vật. Oxi oxi hoá các chất thực phẩm ở trong cơ thể tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì axetylen), sản xuất rượu....
- Oxi còn được gọi là dưỡng khí, vì nó được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,...
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức hóa học của Oxi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8