Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố?

Trả lời:

Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

1. Hóa trị của một nguyên tố là gì?

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.

2. Cách xác định hóa trị

– Cách xác định hóa trị: Hóa trị của các nguyên tố được xác định theo hóa trị hóa trị đơn vị của nguyên tố Hidro (mặc định là hóa trị 1) và hóa trị của nguyên tố Oxi (mặc định là hóa trị 2).

– Quy tắc xác định hóa trị:

+ Trong phân tử có công thức hóa học xác định: tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ 1: trong CTHH MaXb, nguyên tố M có hóa trị x, nguyên tố X có hóa trị y.

Ta có: a.x = b.y

Ví dụ 2: Sắt (II) oxit được tạo nên từ nguyên tố sắt (Fe) có hóa trị III và oxi (O) có hóa trị II. Lập công thức hóa học của oxit sắt trên.

Bài giải:

Gọi CTHH của oxit sắt là FexOy, theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II

⇒ Tỉ lệ x/y = 2/3

Vậy CTHH của oxit sắt cần tìm là: Fe2O3.

3. Bảng hóa trị một số nguyên tố hóa học

Thứ tự các nguyên tố trong bảng hóa trị được sắp xếp theo chiều tăng dần của số proton. Đối với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion (điện hóa trị), hóa trị dương cao nhất của những nguyên tố s, p nhìn chung bằng đúng số electron lớp ngoài cùng, trừ một vài ngoại lệ như đồng (Cu), bạc (Ag), vàng (Au),... Hóa trị dương cao nhất của những nguyên tố d bằng tổng số electron phân lớp s của lớp sát lớp ngoài cùng và một vài electron của lớp sát ngoài cùng mà nguyên tử có thể nhường ra. Đối với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị (cộng hóa trị), cần biết chính xác công thức cấu tạo electron của phân tử thì mới xác định đúng hóa trị.

Số proton

Tên Nguyên tố

Ký hiệu hóa học

Nguyên tử khối

Hóa trị

1

Hiđro

H

1

I

2

Heli

He

4

3

Liti

Li

7

I

4

Beri

Be

9

II

5

Bo

B

11

III

6

Cacbon

C

12

IV, II

7

Nitơ

N

14

II, III, IV…

8

Oxi

O

16

II

9

Flo

F

19

I

10

Neon

Ne

20

11

Natri

Na

23

I

12

Magie

Mg

24

II

13

Nhôm

Al

27

III

14

Silic

Si

28

IV

15

Photpho

P

31

III, V

16

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

17

Clo

Cl

35,5

I,…

18

Argon

Ar

39,9

19

Kali

K

39

I

20

Canxi

Ca

40

II

24

Crom

Cr

52

II, III

25

Mangan

Mn

55

II, IV, VII…

26

Sắt

Fe

56

II, III

29

Đồng

Cu

64

I, II

30

Kẽm

Zn

65

II

35

Brom

Br

80

I…

47

Bạc

Ag

108

I

56

Bari

Ba

137

II

80

Thủy ngân

Hg

201

I, II

82

Chì

Pb

207

II, IV

- Nguyên tố kim loại: chữ màu đen

- Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh

- Nguyên tố khí hiếm: chữ màu

4. Cách nhớ hóa trị của các nguyên tố theo số hóa trị

Nhóm các nguyên tố có một hóa trị:

Nguyên tố có hóa trị I: H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br…

Nguyên tố có hóa trị II: Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg…

Nguyên tố có hóa trị III: B, Al

Nguyên tố có hóa trị IV: Si

Nhóm các nguyên tố có nhiều hóa trị:

Cacbon: II, V

Nito: I, II, III, IV, V

Photpho: III, V

Lưu huỳnh: II, IV, VI

Sắt: II, III

Crom: II, III

Mangan: II, IV, VII…

Chì: II, IV

Hóa trị của nhóm nguyên tử:

+ Nhóm nguyên tử có hóa trị I: -OH, -Cl, -Br, -I, -NO2, -NO3, -H2PO4, -H2PO3, -HSO4, -HSO3, -HCO3, -HS…

+ Nhóm nguyên tử có hóa trị II: =S, =SO3, =SO4, =HPO4, =HPO3, =SiO3

+ Nhóm nguyên tử có hóa trị III: ≡PO3, ≡PO4

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 203
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Quy
    Bánh Quy

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 27/09/22
    • Lê Thị Ngọc Ánh
      Lê Thị Ngọc Ánh

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 27/09/22
      • Sư Tử
        Sư Tử

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 27/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm