Hóa học là gì?

Hóa học là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Hóa học là một trong những môn học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống. Hầu như mỗi một vật dụng chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hóa học như vật dụng sinh hoạt trong gia đình (nồi xoong, chảo,..), đồ dùng học tập (giấy, cặp sách, bút, mực,…), thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, phân bón,…

1. Hóa học là gì?

Hóa học là một ngành thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên. Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất.

Hóa học lần đầu được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ pháp thuộc và được giảng dạy sâu rộng ở Việt Nam cho đến này. Hóa học sớm được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông xuất phát từ vai trò quan trọng của chúng trong đời sống. Học sinh trung học cơ sở được tiếp cận, học tập và nghiên cứu môn Hóa học từ chương trình giáo dục lớp 8.

Hóa học (gọi tắt là hóa) là một nhánh của khoa học tự nhiên nhằm nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Các chủ đề chính trong hóa học là nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học.

Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

2. Vai trò của hóa học

Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Những thành tựu của hóa học được ứng dụng vào các ngành y dược, vật liệu, năng lượng, dược phẩm, công nghệ sinh học, nông – lâm – ngư nghiệp, khai thác khoáng sản,…Hóa học gồm nhiều kiến thức khoa học liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau nhiều ngành khoa học khác đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Ví dụ như vật lý, sinh học, y học, hay khoa học tội phạm… Cho nên hóa học ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện đại.

Nhờ có hóa học, nhiều máy móc thiết bị được chế tạo ra nhằm giảm sức lao động và thời gian lao động của con người. Có thể nói, hóa học như là xương sống mang đến sự phát triển trong thời đại công nghiệp cho chúng ta.

Có thể nói, hóa học muôn màu muôn vẻ, mang đến những tiện ích vô cùng to lớn. Nhưng đôi khi lại gây hại vô cùng tai hại cho cuộc sống này. Điển hình như sự cố rò rỉ hóa chất, tràn dầu, vũ khí hóa học hay quá trình sản xuất chế tạo phát sinh nhiều chất độc hại,… Các kiến thức hóa học giúp chúng ta hiểu được các hiểm họa tiềm ẩn cho cuộc sống. Và từ đó có biện pháp phòng tránh. Vì vậy, hóa học đóng góp quan trọng trong bảo vệ sức khỏe, môi trường nói riêng và thế giới này nói chung.

3. Phân ngành hóa học

Hóa học thường được chia thành các phân ngành chủ yếu sau:

– Hóa phân tích: Hóa phân tích là sự phân tích các mẫu vật để thu được sự hiểu biết về thành phần và cấu trúc hóa học của chúng.

– Hóa sinh: Hóa sinh là phân ngành nghiên cứu về các hóa chất, phản ứng hóa học và tương tác hóa học diễn ra trong các sinh vật sống.

– Hóa học vô cơ: Hóa học vô cơ là phân ngành nghiên cứu các tính chất và phản ứng của các hợp chất vô cơ.

– Hóa học vật liệu: Hóa học vật liệu là chuẩn bị, mô tả và tìm hiểu về các chất với các chức năng hữu ích.

– Hóa học thần kinh: Hóa học thần kinh nghiên cứu về các chất hóa học thần kinh như chất dẫn truyền, peptide, protein, lipid, đường và acid nucleic. Đồng thời tìm hiểu về sự tương tác của chúng và vai trò của chúng trong việc hình thành, duy trì và sửa đổi hệ thần kinh.

– Hóa học hạt nhân: Hóa học hạt ngân nghiên cứu về các hạt hạ nguyên tử kết hợp với nhau và tạo thành hạt nhân.

– Hóa học hữu cơ: Hóa học hữu cơ nghiên cứu các cấu trúc, tính chất, thành phần, cơ chế và phản ứng của các hợp chất hữu cơ với nền tảng là các mạch cacbon.

– Hóa học vật lý: Hóa học vật lý nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ bản của các hệ thống, quá trình hóa học.

Như vậy, ta thấy hóa học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu vô cùng đa dạng. Trên thực tế, ngành khoa học này đã đóng góp vô cùng lớn trong đời sống xã hội ngày nay.

4. Đối tượng nghiên cứu hóa học

Đối tượng nghiên cứu của hóa học là vật chất, bao gồm các sinh vật sống (động vật, thực vật, con người). Do đó, đây là một khoa học tập trung vào việc hiểu cách nó được cấu trúc, sáng tác, biến đổi và hoạt động, đặc biệt là từ các cấu trúc nhỏ nhất là các nguyên tử và phân tử.

Tầm quan trọng của hóa học

Các ngành hóa học khác nhau đã làm cho nó có thể phát triển các phương pháp và lý thuyết nghiên cứu khác nhau để hiểu rõ hơn các nghiên cứu về chủ đề này.

Tầm quan trọng của hóa học thuộc về nghiên cứu vật chất và sinh vật sống để hiểu rõ hơn về mọi thứ xung quanh và trong cơ thể chúng ta hoạt động như thế nào.

Ví dụ, làm thế nào một vật liệu bị ảnh hưởng khi trộn lẫn với vật liệu khác, làm thế nào các sản phẩm có thể được phát triển dựa trên việc tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn, trong số nhiều thứ khác.

Hóa học và các ứng dụng của nó là trong nhiều hoạt động chúng ta làm hàng ngày, do đó nó là một trong những ngành khoa học quan trọng nhất.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hóa học là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 9
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẻ cướp trái tim tôi
    Kẻ cướp trái tim tôi

    😘😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 25/09/22
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😮😮😮😮😮😮

      Thích Phản hồi 25/09/22
      • Rùa Con
        Rùa Con

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 25/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm