Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu các ứng dụng của Hiđro?

Hãy nêu các ứng dụng của Hiđro? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hãy nêu các ứng dụng của hiđro?

Câu hỏi: Hãy nêu các ứng dụng của hiđro?

Trả lời:

Hiđro có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như:

- Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu động cơ ô tô thay thế cho xăng.

- Dùng trong đèn xì oxi - hiđro để hàn cắt kim loại.

- Là nguyên liệu để sản xuất amoniac NH3, axit clohiđric HCl và nhiều hợp chất hữu cơ.

- Dùng làm chất khử để điều chế kim loại từ những oxit của chúng.

- Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.

1. Bài tập lý thuyết

* Một số lưu ý cần nhớ

- Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.

- Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit bazơ. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.

- Hiđro có ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

Bài 1. Các chất nào sau đây điều chế hiđro

  1. H2O; HCl ; H2SO4
  2. HNO3; H3PO4; NaHCO3
  3. CaCO3; Ca(HCO3)2; KClO3
  4. NH4Cl; KMnO4; KNO3

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 2. Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Hãy viết phương trình phản ứng đó:

H2; Al2O3; FeO; SO2; P2O5; K; H2O

Bài 3. Xét các phát biểu:

  1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.
  2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.
  3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.
  4. Hiđro tan rất ít trong nước.

Số phát biểu đúng là:

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Hướng dẫn giải chi tiết:

  1. sai vì ở điều kiện thường hidro tồn tại ở thể khí
  2. sai vì dH2/kk= 2/29 ≈ 0,069
  3. đúng
  4. đúng

=> có 2 phát biểu đúng

Đáp án B

Bài 4. Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

  1. Nung nóng canxi cacbonat.
  2. Cho một cây đinh sắt vào lọ chứa dung dịch đồng sunfat, sau một thời gian có vết màu đỏ bám vào cây đinh.
  3. Dẫn khí hiđro đi qua chì (II) oxit nung nóng.
  4. Đốt cháy một mẩu than

Các thí nghiệm trên thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây?

  1. Phản ứng oxi hóa – khử
  2. Phản ứng hóa hợp
  3. Phản ứng phân hủy
  4. Phản ứng thế
  5. Tất cả các phản ứng trên

Bài 5. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau:

  1. H2, NH3, O2và khí CO2
  2. SO2, CO và khí N2

2. Bài tập tính toán

* Bài toán về tìm công thức phân tử, tìm kim loại

Bài 1: Dẫn 7,84 lít khí H2 (đktc) qua một oxit nung nóng thu được 22,4 gam kim loại M (phản ứng hoàn toàn). Kim loại M là

Hướng dẫn giải chi tiết:

Gọi công thức của oxit là MxOy.

PTHH: yH2 + MxOy → xM + yH2O (to)

Theo PTHH ⟹ nM = nH2 . (x/y) = 0,35x/y (mol)

⟹ MM = m/n = 22,4/(0,35x/y) = 64y/x

⟹ x = 1 và y = 1 ⟹ MM = 64 (Cu).

Bài 2: Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là

Hướng dẫn giải chi tiết:

Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).

PTHH: yH2 + FexOy → xFe + yH2O (to)

Theo PTHH ⟹ nH2 = nH2O = a (mol).

Áp dụng ĐLBTKL ⟹ moxit + mH2 = mX + mH2O

⟹ 16 + 2a = 12,8 + 18a ⟹ a = 0,2 mol.

Vậy V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

* Bài toán về tính chất hóa học của hidro

Bài 1: Dẫn 4,48 lít khí H2 (đktc) qua đồng (II) oxit thu được m gam kim loại. Giá trị m là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol.

PTHH: H2 + CuO → Cu + H2O (to)

Theo PTHH ⟹ nCu = nH2 = 0,2 mol.

Vậy m = 0,2.64 = 12,8 gam.

Đáp án C

Bài 2: Dẫn 4,48 lít khí hiđro (đktc) qua 24 gam CuO, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nH2 = 0,2 mol; nCuO = 0,3 mol

H2 + CuO → Cu + H2O

Ban đầu 0,2 0,3 (mol)

P/ư 0,2 → 0,2 0,2 (mol)

Sau p/ư 0,1 0,2 (mol)

Chất rắn X gồm Cu 0,2 mol và CuO (dư) 0,1 mol.

⟹ m = 0,1.80 + 0,2.64 = 20,8 gam.

Bài 3: Dẫn 6,72 lít H2 (đktc) qua 96 gam Fe2O3 nung nóng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nH2 = 0,3 mol ; nFe2O3 = 0,6 mol

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O

Ban đầu 0,3                        0,6 (mol)

P/ư           0,3→ 0,1             0,2 (mol)

Sau p/ư 0 0,5                      0,2 (mol)

⟹ Chất rắn sau phản ứng gồm Fe 0,2 mol và Fe2O3 dư 0,5 mol.

Vậy m = 0,2.56 + 0,5.160 = 91,2 gam.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy nêu các ứng dụng của Hiđro? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 5
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 25/09/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 25/09/22
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 25/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm