Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học

Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học

Câu hỏi: Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học

Trả lời:

- Trước hết xác định số oxi hóa.

Nếu trong phản ứng có chứa một hoặc nhiều nguyên tố có số oxi hóa thay đổi thì phản ứng đó thuộc loại oxi hóa - khử

- Chất oxi hóa là chất nhận e (ứng với số oxi hóa giảm)

- Chất khử là chất nhường e (ứng với số oxi hóa tăng)

- Cần nhớ: khử cho - O nhận

+ Tên của chất và tên quá trình ngược nhau

+ Chất khử (cho e) - ứng với quá trình oxi hóa.

+ Chất oxi hóa (nhận e) - ứng với quá trình khử.

Ví dụ: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2 .

Kết luận nào sau đây đúng?

  1. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
  2. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
  3. Mỗi phân tử Cl2nhường 2e.
  4. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Hướng dẫn:

Ca → Ca2++2e

Cl2 + 2.1e → 2Cl-

⇒ Chọn D

1. Chất khử là gì?

- Thực chất các chất khử và chất oxi hóa là các chất có khả năng ăn mòn điện hóa:

+ Là sự xuống cấp của kim loại trong quá trình hoạt động điện hóa.

- Quá trình này cần có 1 hoặc nhiều ion đảm nhiệm vai trò:

- Nhận điện tích (ion điện tích dương)

- 1 hoặc nhiều ion đảm nhiệm vai trò cho điện tích (ion điện tích âm) thì mới có thể xảy ra.

- Anot (chất khử) là một nguyên tố mất điện tử.

- Vậy nên quá trình oxi hóa diễn ra tại anot.

- Catot (chất oxi hóa) là một nguyên tố nhận điện tử.

- Vậy nên quy trình khử luôn xảy ra tại catot.

- Chất khử (hay tác nhân khử) là một nguyên tố hóa học hay một hợp chất trong các phản ứng oxy hóa khử có khả năng khử một chất khác. Để thực hiện điều đó nó trở thành chất bị oxy hóa, và vì thế nó là chất cho điện từ trong phản ứng oxy hóa khử. Chất khử đồng thời cũng là chất bị oxy hóa. Ví dụ, trong phản ứng dưới đây:

2Mg (rắn) + O2 → 2Mg2+ (rắn) + 2O2-

- Chất khử trong phản ứng này là magiê. Magnesi cho hai điện tử hóa trị và trở thành một ion, điều này cho phép nó cũng như oxy trở nên bền vững.

- Các chất khử như vậy cần phải được bảo vệ tốt trong không khí do chúng phản ứng với oxy tương tự như phản ứng trên.

2. Chất oxi hóa là gì?

- Dựa vào ví dụ trên, chất oxi hóa được định nghĩa là một tác nhân loại bỏ electron có trong chất khác ở trong phản ứng oxi hóa khử.

- Một chất oxy hóa (hay tác nhân oxy hóa) là:

+ Một hợp chất hóa học có khả năng chuyển giao các nguyên tử oxy hoặc

+ Một chất thu các điện tử trong một phản ứng oxy hóa khử.

- Định nghĩa trên là để áp dụng cho những gì mà phần lớn mọi người hay được đọc về nó. Nó cũng là nghĩa mà phần lớn các nhà hóa học hữu cơ hay sử dụng. Trong cả hai trường hợp, chất oxy hóa bị khử trong phản ứng hóa học.

-VD:1 cục đá bị nước mưa làm mòn do trong nước mưa có 1 lượng axit nhất định. Hiểu một cách đơn giản thì:

+ Chất oxy hóa bị khử.

+ Chất khử bị oxy hóa.

+ Tất cả các nguyên tử trong phân tử đều có thể gán cho một số oxy hóa. Giá trị này bị thay đổi khi có một chất oxy hóa tác dụng lên chất nền.

+ Phản ứng oxy hóa khử diễn ra khi các điện tử được trao đổi.

- Để ghi nhớ chỉ cần hiểu rằng: Quá trình oxy hóa là mất điện tử, quá trình khử là thu điện tử.

- Vì nó có tác dụng loại bỏ các electron giúp các chất khác có chỉ số oxi hóa cao hơn các chất phản ứng. Chất oxi hóa sau đó sẽ phải trải qua quá trình khử.

- Ví dụ: phản ứng dưới đây, magie đã chuyển hóa thành ion magie.

Vì lúc đó magie đã bị mất đi hai điện tử nên nó phải trải qua quy trình oxi hóa và khí clo sẽ là chất oxi hóa.

Mg + Cl2 → Mg2+ + 2Cl-

Trong phản ứng trên, giữa khí hidro và khí oxi thì oxi chính là chất oxi hóa.

- Oxi là một chất oxi hóa tốt trong các phản ứng.

- Ngoài ra còn có hydrogen peroxide, acid sulfuric, acid nitric, halogen, hợp chất pemanganat và loại thuốc thử tollen là một trong những chất oxi hóa phổ biến.

3. Phản ứng oxi hóa - khử

- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa những chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

- Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron

- Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.

- Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

Quá trình thay đổi số oxi hóa:

Fe0→ Fe2++ 2e

- Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

Cu2+ + 2e → Cu

- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa – khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 161
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Bao
    Bánh Bao

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 21/09/22
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 21/09/22
  • Anh da đen
    Anh da đen

    🙂🙂🙂🙂🙂

    Thích Phản hồi 21/09/22

Hóa 8 - Giải Hoá 8

Xem thêm