Hiện tượng hóa học là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Hiện tượng hóa học là gì? Lấy ví dụ minh họa? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hiện tượng hóa học là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Trả lời:

Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chất khác.

- Ví dụ:

+ Cho vôi sống (CaO) vào nước được vôi tôi Ca(OH)2.

+ Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí được chất có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

+ Cồn cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.

I. Một số hiện tượng hóa học

Các yếu tố trong cơ thể con người

Cơ thể của bạn được tạo thành từ các hợp chất hóa học. Nó chính là một tác phẩm phức tạp của sự kết hợp giữa các nguyên tố hóa học với nhau, tuy nhiên bạn có thể chỉ biết rằng cơ thể mình chủ yếu là nước, hay nói cách khác là hydro và oxy. Ngoài ra bạn có thể kể tên các nguyên tố hóa học khác cấu tạo nên cơ thể của bạn không?

Hóa học và tình yêu

Tình yêu, ghen tuông, đố kị, mê đắm và không chung thủy đều có chung một cơ sở trong hóa học

Những cảm xúc mà bạn cảm nhận thấy chính là kết quả của các sứ giả hóa học, chủ yếu là các phản ứng dẫn truyền thần kinh. Tình yêu, ghen tuông, đố kị, mê đắm và không chung thủy đều có chung một cơ sở trong hóa học. Thật thú vị phải không nào!

Tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa phụ thuộc vào các phản ứng hóa học giữa thức ăn, axit và enzyme phân hủy các phân tử thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng.

Kem chống nắng

Kem chống nắng kết hợp các hóa chất hữu cơ và vô cơ để lọc ánh sáng mặt trời và ngăn nó xâm nhập vào da.

Axit hữu cơ

Chúng là các hợp chất hóa học hữu cơ có tính axit. Propane, axit axetic và hydroxybenzene là một số phổ biến nhất.

Hydroxybenzene được sử dụng để điều chế nhựa và trong dược phẩm; axit axetic được sử dụng trong giấm và trong công nghiệp hóa chất; và propane được sử dụng làm chất bảo quản.

Xà phòng

Mỡ động vật được sử dụng để làm xà phòng. Xà phòng được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa, phản ứng với hydroxit với một phân tử hữu cơ (chất béo) để tạo ra glycerol và xà phòng thô. Xà phòng là chất nhũ hóa.

Thuốc

Các thuốc làm việc vì hóa học. Các hợp chất hóa học có thể xâm nhập vào vị trí liên kết của các hóa chất tự nhiên trong cơ thể, chẳng hạn như để chặn các thụ thể đau.

II. Giải thích một số hiện tượng hóa học

Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay?

Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khí nước bọt trung hòa lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.

Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?

Do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

*Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỷ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không có vi khuẩn phát triển nên thức ăn không bị ôi thiu.

Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen?

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, có tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol. Các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thủy sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.

Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh?

Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị gỉ và không bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxit ở nhiệt độ từ 140 đến 1500. Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh?

Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2% sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.

Vì sao thủy tinh lại có thể tự thay đổi màu?

Việc chế tạo thủy tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thủy tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thủy tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thủy tinh biến đổi nhạy hơn. Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thủy tinh sẵn màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thủy tinh sẫm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.

III. Bài tập luyện tập

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

  1. Nước đun sôi để vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó thấy nước đông cứng
  2. Hòa tan một ít vôi sống vào nước
  3. Nước bốc hơi khi đun sôi
  4. Hòa tan đường vào nước

Đáp án đúng: B. Hòa tan một ít vôi sống vào nước

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học?

  1. Cho đường vào ống nghiệm, đốt trên ngọn lửa đèn cồn
  2. Thở hơi thở vào dung dịch nước vôi trong thấy có xuất hiện vẩn đục
  3. Đốt cháy cồn tạo thành khí cacbonic và hơi nước
  4. Hiện tượng sương mù vào sáng sớm

Đáp án đúng: D. Hiện tượng sương mù vào sáng sớm

Câu 3. Nhận xét nào không đúng khi nói về hiện tượng hóa học?

  1. Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác
  2. Là hiện tượng chất biến đổi không tạo ra chất khác
  3. Là hiện tượng chất biến đổi vẫn tạo nguyên chất ban đầu.
  4. Là hiện tượng chất sau không thay đổi.

Đáp án đúng: A. Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác

Câu 4: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng hóa học là:

  1. Cơm bị ôi thiu.
  2. Nước bốc hơi.
  3. Cồn để trong lọ không khí bị bay hơi.
  4. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

Đáp án đúng: A. Cơm bị ôi thiu.

Câu 5: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng hóa học

  1. Mỡ đóng ván khi trời lạnh.
  2. Mỡ tan chảy khi đun nóng.
  3. Đun quá lửa mỡ bị cháy.
  4. Không có hiện tượng hóa học.

Đáp án đúng: C. Đun quá lửa mỡ bị cháy.

Câu 6: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là

  1. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
  2. Sự xuất hiện chất mới.
  3. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
  4. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Đáp án đúng: B. Sự xuất hiện chất mới.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hiện tượng hóa học là gì? Lấy ví dụ minh họa? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
3 385
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 25/09/22
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 25/09/22
      • Lang băm
        Lang băm

        😮😮😮😮😮😮😮

        Thích Phản hồi 25/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm