Tính chất vật lý của Oxi
Tính chất vật lý của Oxi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tính chất vật lý của Oxi
Câu hỏi: Tính chất vật lý của oxi
Trả lời:
Tính chất vật lý của oxi:
- Oxi là một chất không màu, không mùi, ít tan trong nước.
- Oxi có khối lượng phân tử là 32 nên oxi nặng hơn không khí.
- Oxi khi bị hóa lỏng ở nhiệt độ -183 độ C sẽ có màu xanh nhạt và có thể bị hút bởi nam châm.
1. Oxi là gì?
- Oxi là nguyên tố thuộc nhóm halogen (VIA) trong bảng tuần hoàn hóa học. Nó là một yếu tố cần thiết trong hầu hết các quá trình đốt cháy.
- Là một nguyên tố phi kim phản ứng mạnh. Do đó, nó dễ dàng tạo thành các hợp chất (đặc biệt là các oxit) với hầu hết các nguyên tố khác.
- Oxi là chất oxi hóa mạnh và có độ âm điện đứng thứ hai trong số các nguyên tố tham gia phản ứng, chỉ đứng sau flo.
- Oxi là một phần quan trọng của khí quyển và cần thiết để duy trì sự sống trên cạn và dưới nước cho tất cả các loài vật trên trái đất, kể cả con người.
- Tất cả các lớp phân tử cấu trúc chính trong cơ thể sống, chẳng hạn như protein, carbohydrate và chất béo, đều chứa oxi, cũng như các hợp chất vô cơ chính bao gồm răng và xương động vật.
- Oxy (O2) được tạo ra bởi vi khuẩn lam, tảo và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được hầu hết các sinh vật sống trên trái đất sử dụng trong hô hấp tế bào. Oxi là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí.
2. Tính chất hóa học của Oxi
- Oxi tác dụng với kim loại
- Oxi tác dụng với Phi kim
- Oxi tác dụng với các hợp chất khác
+ Oxi tác dụng với kim loại
– Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại như vàng (ký hiệu: Au) hay bạch kim (ký hiệu: Pt) Oxi không phản ứng).
+ Oxi tác dụng với phi kim
– Oxi cũng có thể phản ứng trực tiếp với hầu hết các phi kim, chỉ trừ nhóm halogen (Flo, Clo, Brom, Iot và Atatin) là Oxi không phản ứng, và sản phẩm được tạo thành là các oxit axit.
+ Oxi tác dụng với các hợp chất khác
– Oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.
3. Vai trò và ứng dụng của oxi
Sau khi đã tìm hiểu về tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò và ứng dụng của loại chất quan trọng này nhé.
Có thể thấy, trong những phản ứng của oxi đề thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử. Và oxi giữ vai trò là chất oxi hoá. Dựa vào tính chất này, oxi được sử dụng để làm chất oxi hóa. Oxi ở dạng lỏng được ứng dụng để làm chất oxi hóa trong tên lửa.
Ngoài ra, oxi còn được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp. Oxi được dùng trong các bình lặn của thợ lặn, hay sử dụng làm ống thở cho phi công trong những trường hợp không khí loãng… Đặc biệt, oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thép hay sản xuất rượu.
Oxi còn tham gia vào hoạt động hô hấp và việc phân hủy trong tự nhiên. Trong không khí, oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp:
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tính chất vật lý của Oxi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8