Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

  1. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm.
  2. Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.
  3. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron.
  4. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.

Theo Rutherford - Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm:

Hạt nhân bên trong:

  • Chứa các hạt proton (p) mang điện tích dương.
  • Mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương, quy ước là +1.

Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện tích âm.

  • Mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm, quy ước là -1.

Giải thích:

A. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm. sai: vì nó còn gồm các điện tử mang điện tích dương là hạt p

C. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron sai: ví dụ như nguyên tử Hidro, chỉ gồm 2 loại hạt là e và p

D. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron: chưa đầy đủ

1. Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là một đơn vị cơ bản của vật chất và được dùng để xác định cấu trúc của các nguyên tố. Nguyên tử sẽ chứa một hạt nhân ở trung tâm và xung quanh được bao bọc bởi đám mây điện tích âm các electron. Nguyên tử là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng vài phần mười của nano mét.

2. Cấu tạo của nguyên tử

Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt đó là: Proton, neutron và electron.

Trong đó, Proton và neutron có khối lượng nặng hơn electron rất nhiều và chúng cư trú trong tâm của nguyên nguyên tử hay còn được gọi là hạt nhân. Còn electron thì lại cực kỳ nhẹ và tồn tại trong một đám mây bao xung quanh hạt nhân. Đám mây electron này có bán kính lớn gấp 10.000 lần hạt nhân.

Protron và neutron có trọng lượng xấp xỉ bằng nhau. Một proton lại có trọng lượng nặng tới 1.800 electron.

Các nguyên tử tham gia cấu thành nên những trạng thái vật chất rất khác nhau và nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện Vật lý như: mật độ, nhiệt độ và áp suất. Khi các điều kiện này thay đổi đến một điều kiện giới hạn thì sẽ xảy ra sự chuyển pha vật chất giữ các pha, rắn, khí, lỏng và Plasma. Trong một trạng thái, vật liệu cũng sẽ thể hiện những dạng hình thù khác nhau.

Ví dụ: Với Carbon rắn nó có thể hiện như: graphene, graphite hay kim cương.

a, Hạt nhân nguyên tử

+ Hạt nhân nguyên tử là phần nằm ở bên trong, trung tâm của nguyên tử được cấu tạo bởi hai loại hạt chính là hạt Proton và hạt Notron.

+ Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được điện tích của hạt Proton là điện tích dương còn hạt Notron thì không mang điện tích gì cả còn về khối lượng thì hai hạt này tương đương nhau tuy nhiên thì hạt Notron nặng hơn một tý so với hạt Proton.

+ Về điện tích thì hạt Proton mang điện tích dương (+) còn hạt Notron không mang điện tích gì cả.

b, Lớp vỏ nguyên tử

+ Lớp vỏ nguyên tử được hình thành do chuyển động cực nhanh của các Electron.

+ Chuyển động của Electron được xác định bằng công thức mà ở đó sẽ phụ thuộc vào khối lượng, bán kính chuyển động so với tâm nguyên tử... nhưng tóm lại là rất nhanh các em nhé. Để hình dung được chuyển động nhanh tới mức độ nào thì thầy sẽ thông tin là máy ảnh chụp được hạt nhân nhưng không thể chụp được hình của Electron.

+ Sau này các em học thì lớp electron được phân chia ra thành các lớp, phân lớp... khác nhau nữa.

+ Nhờ có lớp electron này mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau. Khối lượng electron vào khoảng 9,31.10-31kg

+ Do nguyên tử trung hòa về điện nên [Số Proton] = [Số Electron]

3. Khối lượng của nguyên tử

+ Phần lớn khối lượng của nguyên tử là do sự đóng góp của proton và neuton trong hạt nhân của nó. Tổng những hạt này trong một nguyên tử được gọi là số khối. Số khối chỉ đơn giản là một số tự nhiên và có đơn vị là nucleon.

+ Ví dụ Số khối của “Cacbon-12” nên nó sẽ có 12 nucleon (trong đó có 6 proton và 6 neuton).

+ Khối lượng thực của nguyên tử khi nó đứng yên thường được biểu diễn bằng đơn vị khối lượng của nguyên tử kí hiệu “u” hoặc dalton (Da). Đơn vị này được xác định bằng 1/12 khối lượng nghỉ của nguyên tử tự do trung hòa điện cacbon-12 với khối lượng gần bằng 1.66 x 10−27 Kg. Với các nguyên tử nặng nhất thì nó cũng quá nhẹ để các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu trực tiếp và đơn vị khối lượng của nó cũng khá rườm rà.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 83
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hươu Con
    Hươu Con

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 29/09/22
    • Su kem
      Su kem

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 29/09/22
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 29/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm