Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính hóa trị của P trong hợp chất P2O5?

Tính hóa trị của P trong hợp chất P2O5? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tính hóa trị của P trong hợp chất P2O5?

Câu hỏi: Tính hóa trị của P trong hợp chất P2O5?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 5

Trả lời:

Đáp án đúng: D. 5

Gọi t là hóa trị của P trong P2O5

Theo quy tắc hóa trị: 2.t = 5.2 → t = 5

I - Photpho

1. Định nghĩa về Photpho

- Photpho là một phi kim

- Kí hiệu: P

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 hay [Ne]3s23p3

- Số hiệu nguyên tử: Z = 15

- Khối lượng nguyên tử: 31

- Vị trí trong bảng tuần hoàn:

+ Ô, nhóm: ô số 15, nhóm VA

+ Chu kì: 3

- Độ âm điện: 2,19

2. Tính chất vật lí & nhận biết Photpho

- Photpho có 2 dạng thù hình là photpho trắng và photpho đỏ

Photpho trắng (P4)

Photpho đỏ (P4)n

Tính chất vật lí

- Là chất rắn màu trắng, mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp (44,1oC), dễ bay hơi

→ kém bền.

- Có cấu trúc mạng tinh thể phân tử

- Là bột màu đỏ thẫm, bền hơn photpho trắng (có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn)

- Có cấu trúc polime

Độ tan

- Không tan trong nước

- tan được trong một số dung môi hữu cơ: CS2, benzen,…

- Rất độc, gây bỏng nặng

- Không tan trong các dung môi thông thường

- Không độc, không gây bỏng da

3. Tính chất hóa học của Photpho

- Các mức oxi hóa có thể có của P: -3, 0, +3, +5.

- P hoạt động hóa học mạnh hơn N2 vì liên kết P - P kém bền hơn so với liên kết N ≡ N.

- P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử còn P đỏ có cấu trúc kiểu polime).

3.1. Tính khử

- Phản ứng với phi kim: O2, halogen...

4P + 3O2 → 2P2O3

4P + 5O2 → 2P2O5 (nếu O2 dư)

(P trắng phản ứng được ở ngay nhiệt độ thường và có hiện tượng phát quang hóa học; P đỏ chỉ phản ứng khi nhiệt độ > 250oC).

2P + 3Cl2 → 2PCl3

2P + 5Cl2 → 2PCl5

- Phản ứng với các chất oxi hóa khác

6Pđ + 3KClO3 → 3P2O5 + 5KCl (to) (phản ứng xảy ra khi quẹt diêm)

6Pt + 5K2Cr2O7 → 5K2O + 5Cr2O3 + 3P2O5

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

2P + 5H2SO4 đặc → 2H3PO4 + 3H2O + 5SO2

3.2. Tính oxi hóa

* P oxi hóa các kim loại hoạt động tạo ra muối photphua

2P + 3Mg → Mg3P2

Các muối photphua bị thủy phân mạnh giải phóng photphin (PH3).

Ca3P2 + 6H2O → 2PH3 + 3Ca(OH)2

Photphin là một khí không màu rất độc, có mùi tỏi, bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ gần 150oC.

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

4. Trạng thái tự nhiên và điều chế

- Trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hai khoáng vật chính là apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2

- Điều chế:

Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO (lò điện ở 1500oC)

II - Điphotpho pentaoxit - P2O5

1. Cấu tạo của P2O5

- Công thức phân tử: P2O5

- Phân tử khối: 142 g/mol

- Gồm 2 nguyên tử P liên kết với 5 nguyên tử O bằng các liên kết cộng hóa trị.

2. Tính chất vật lí của P2O5

- Là chất khói trắng, không mùi, háo nước và dễ chảy rữa, thường dùng để làm khô các chất.

3. Tính chất hóa học của P2O5

- Là 1 oxit axit:

+ Tác dụng với nước:

P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphotphoric)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit photphoric)

+ Tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ có thể tạo thành các muối khác nhau:

H2O + P2O5 + 2NaOH → 2NaH2PO4

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O

P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

4. Ứng dụng của P2O5

- Sử dụng làm chất hút ẩm cho chất lỏng và chất khí, ngoài ra còn được dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ

- Làm phân bón trong sản xuất nông lâm nghiệp như phân lân photphat

5. Điều chế của P2O5

4P + 5O2 → 2P2O5 (to)

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tính hóa trị của P trong hợp chất P2O5? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 13/10/22
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 13/10/22
      • Haraku Mio
        Haraku Mio

        👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 13/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm