Để học tốt môn hóa học chúng ta cần phải làm gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Để học tốt môn hóa học chúng ta cần phải làm gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để học tốt môn hóa học chúng ta cần phải làm gì?
Câu hỏi: Để học tốt môn hóa học chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
– Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình.
Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
– Xử lí thông tin: tự làm thí nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình.
– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).
– Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
1. Hóa học là gì?
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất. Học hóa học sẽ tích lũy nhiều kiến thức giúp chúng ta hiểu đầy đủ về cấu tạo các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như Vật lí, Sinh học, Y dược, Thực phẩm, Địa chất học hay cả Lịch sử. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử.
Bên cạnh đó, hóa học còn liên quan các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Học tốt hóa học sẽ giúp ta hiểu được quá trình, cách thức biến đổi chất. Và lý giải tại sao các hóa chất lại kết hợp hay tách ra khỏi nhau để tạo thành một chất hoàn toàn mới.
2. Các bước học tốt môn Hóa học
Bước 1: Chuẩn bị "công cụ" để học Hóa
Để học được Hóa học, bạn cần trang bị cho mình một lượng kiến thức toán học "đủ dùng". Có một số công thức, phương trình của môn Hóa mà bạn cần phải học chắc môn Toán mới có thể giải quyết được. Nếu bạn không nhớ cách giải các phương trình bậc 2, hãy xem lại một số vấn đề môn đại số trước khi học Hóa bạn nhé.
Bước 2: Học thuộc bảng tuần hoàn
Môn hóa học có áp dụng một số công thức hóa học và phương trình trong đại số giúp người học giải bài trong môn hóa. Các công thức này sẽ giúp bạn làm những bài tập tương tự giống như trong toán áp dụng vào môn hóa học. Vì vậy, nếu không nắm được các công thức này, bạn sẽ khó có thể học giỏi hóa.
Học về các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học là điều cần thiết giúp bạn học giỏi hóa. Giống như nếu không biết về sự khác biệt giữa các con số, bạn sẽ phải vật lộn với môn toán khổ sở như thế nào. Và học hóa cũng vậy. Điều quan trọng khi học bảng tuần hoàn là học cách đọc và hiểu những gì thể hiện trên bảng tuần hoàn. Bạn cũng cần hiểu cách hoạt động của bảng tuần hoàn ra sao để tìm hiểu về các khái niệm phức tạp hơn trong hóa học sẽ giúp bạn học giỏi hóa.
Bước 3: Học tất cả các khái niệm và học cách giải quyết vấn đề từng bước một
Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào?
– Chuỗi phản ứng: Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,… kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
– Nhận diện hóa chất: nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
– Giải thích hiện tượng, chứng minh: viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
Rất nhiều các khái niệm cơ bản về hóa học được chia sẻ trên các trang web học tập và bạn hoàn toàn có thể tải tài liệu miễn phí. Bạn cũng có thể tìm mua các cuốn sách hướng dẫn hữu ích, hoặc mượn ở các thư viện.
Viết các khái niệm ra cuốn sổ của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn viết ra, bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn.
Bước 4: Làm các thẻ ghi nhớ
Khi bạn học một khái niệm mới, hoặc một nguyên tố mới, hãy viết ra các thẻ ghi nhớ. Đây là cách ghi nhớ nhanh và đơn giản, bạn có thể xem lại các thẻ ghi nhớ một cách nhanh chóng.
Bước 5: Tìm hiểu các kỹ thuật ghi nhớ
Hãy thử suy nghĩ của mỗi phân tử là một biểu tượng khác nhau, chẳng hạn như một quả táo hoặc một quả bóng đá. Ví dụ bạn học về nguyên tố hoặc phản ứng này, hãy liên tưởng đến điều gần gũi nhất. Điều này nghe có vẻ phản trực giác, nhưng tạo một liên kết mạnh mẽ giữa các sự vật với kiến thức, bạn sẽ ghi nhớ dễ dàng và tự nhiên hơn.
Bước 6: Sử dụng mô hình 3D
Hãy sử dụng dụng cụ trực quan của bạn để giúp hiểu các văn bản. Bạn được hướng dẫn để đọc các sách giáo khoa với các bản vẽ 2D của các phân tử, nhưng hãy nhớ rằng hóa học là trong thế giới 3D. Sử dụng một mô hình hoăc học theo cách tưởng tượng ra hình ảnh cấu trúc phân tử trong không gian 3D là một cách tuyệt vời để hiểu và ghi nhớ.
3. Bí quyết làm bài thi môn hóa
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Để học tốt môn hóa học chúng ta cần phải làm gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8