Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước?
Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước
Câu hỏi: Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước?
Trả lời:
- Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên trái đất. Nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.
- Các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước:
+ Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, kênh rạch…
+ Phải xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước.
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
- Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp. Các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
- Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam
- Ngày nay cách ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống của con người. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy có thể hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.
- Việc công nghiệp hóa quá mức, lạm dụng nguồn nước đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở mức đáng báo động. Á châu chính là châu lục có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới, tình trạng các chất độc trong nước ở đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới.
- Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn.
- Đáng chú ý đây chỉ là những con số thống kê về thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới với nguồn nước bề mặt, còn những nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm cũng chính là vấn đề nan giải của các quốc gia trên thế giới.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động. Cụ thể:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á - Âu - Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
- Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.
- Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.
3. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước là vô cùng to lớn, nó không chỉ ảnh hưởng tới thực vật, các loài sinh vật sống và phát triển dưới nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người
- Tính tới hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan tới ô nhiễm nguồn nước như tiêu chảy, ung thư, viêm da, dị ứng, viêm màng kết,... ngày càng tăng.
- Điều này cho thấy, tác hại của ô nhiễm nguồn nước là vô cùng nghiêm trọng. người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm sẽ ngày càng mắc nhiều loại bệnh có liên quan do dùng nước ô nhiễm, nước bẩn trong hoạt động hàng ngày.
- Có thể bạn chưa biết, nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, các công ty hóa chất, giặt công nghiệp có chứa rất nhiều thành phần độc hại như: thủy ngân, Asen (thạch tín), BOD, COD,... đặc biệt còn chứa các mầm bệnh nguy hiểm.
- Các nghiên cứu khoa học cho rằng khi sử dụng nguồn nước nhiễm Asen hay các chất độc khác thì con người có thể bị mắc các bệnh mãn tính như ung thư da. Ngoài ra, khi bạn uống phải nguồn nước có Asen với nồng độ 0.1 mg/l thì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm độc hệ thống tuần hoàn đó.
- Nguồn nước bị ô nhiễm không chỉ tồn tại Asen mà còn có chì. Theo WHO, nhiễm độc chì lâu ngày sẽ gây a những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Khi bị nhiễm chì, con người có thể bị giảm chỉ số IQ, các bệnh về thận, thần kinh, tim mạch, xương, răng,... thậm chí cả hệ sinh sản.
* Các chất độc hại khác có trong nước thải
- Nếu bị nhiễm Amoni, Natri, Nitrat thì có thể sẽ mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể ung thư nếu bị nhiễm nặng.
- Khi nhiễm Natri có thể bị bệnh cao huyết áp, tim mạch
- Lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh về tiêu hóa
- Kali gây bệnh thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi khớp,...
... Hoặc các chất trong thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa,...
Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước tới sinh vật sống dưới nước
- Tác hại thứ hai của ô nhiễm nguồn nước là giết chết các loài sinh vật sống dưới nước. Khi nước thải xả xuống biển, sông, suối,... các sinh vật dưới nước sẽ sử dụng nước thải để nuôi sống bản thân.
- Nhiều loài động vật không chịu được mà chết (hiện tượng cá chết hàng loạt), còn nếu chịu đựng được thì cũng không ai dám đánh bắt, dần dần rồi cũng chết,.. thậm chí là biến đổi gens, gây hại cho các loài sinh vật khác
- Hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung năm 2016 do nhiễm chất thải từ công ty Formasa. Điều này đã phá hủy hoàn toàn ngành du lịch của khu vực này tới 90%,...
- Mà ô nhiễm nguồn nước không chỉ đơn giản như vậy. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, nó sẽ kéo theo môi trường đất, không khí cũng bị ô nhiễm. Từ đấy, con người lại mắc thêm nhiều bệnh tật khác nữa.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8