Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nào làm quỳ tím không đổi màu?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Chất nào làm quỳ tím không đổi màu? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chất nào làm quỳ tím không đổi màu?

  1. Đietylamin.
  2. Alanin.
  3. Axit oxalic.
  4. Axit axetic.

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Alanin

Giải thích:

- Đietylamin làm xanh quỳ tím

- Axit oxalic và Axit axetic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

- Alanin không làm quỳ tím đổi màu

Lý thuyết Anilin (C6H5NH2)

- Anilin(C6H5NH2) hay còn được gọi là phenylamin hoặc benzenamin

- Nó là một trong những amin thơm đơn giản nhất và quan trọng nhất

I- Tính chất vật lý

- Anilin là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, có mùi hôi khó chịu của cá ươn

- Rất độc có mùi sốc, dễ dàng cháy tạo khói

- Không tan trong nước khi dây vào da sẽ gây bỏng rát. Tuy nhiên cồn, xăng, dầu ăn dễ dàng hòa tan Anilin. Do đó người ta sử dụng cồn, xăng để xử lý khi anilin đổ.

II- Tính chất hóa học

1, Tính oxy hóa

- Do dễ bị oxy hóa bởi oxy nên khi để trong không khí anilin sẽ chuyển từ không màu sang màu đen

2, Tính baz ơ

- Nhỏ vài giọt anilin vào ống đựng nước ta thấy hiện tượng lắng xuống đáy ống nghiệm

- Nhỏ vài giọt anilin vào ống đựng dung dịch HCl, thấy anilin tan ⇒ Anilin có tính bazo

C6H5NH2 + HCl → ⌈C6H5NH3⌉+Cl– (phenylamoni clorua)

⇒ Anilin có tính bazơ, nhưng không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein nên lực bazo của nó rất yếu và yếu hơn NH3. Do ảnh hưởng của gốc phenyl

3, Phản ứng thế ở nhân thơm

- Nhỏ vài giọt Brom vào ống đựng dung dịch Anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng. Do ảnh hưởng của nhóm NH2

⇒ Phản ứng này dùng để nhận biết anilin

III- Điều chế

- Đầu tiên, benzen được nitrat hoá bởi hỗn hợp đậm đặc axit nitric và axit sunfuric ở 50-60°C, tạo ra nitrobenzen. Sau đó nitrobenzen được hiđro hoá ở 600°C với sự có mặt của xúc tác niken cho anilin.

- Ngoài ra Anilin cũng được điều chế từ phenol và acmoniac

IV. Ứng dụng

- Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm như phẩm azo, phẩm đen anilin

- Nó còn là dùng để sản xuất polime như nhựa anilin- fomandehit

- Ngoài ra nó còn được sử dụng trong dược phẩm: streptoxit, sunfaguanidin

Quỳ tím hóa trị mấy?

- Giấy quỳ là chất chỉ thị để đo độ pH và phân biệt độ axit và bazơ trong dung dịch.

+ PH = 7 quỳ tím không đổi màu thì dung dịch ở trạng thái trung tính

+ PH < 7 quỳ tím hóa đỏ thì dung dịch có tính axit

+ PH > 7 quỳ tím hóa xanh thì dung dịch có tính bazơ

+ Khi quỳ tím gặp nước, giấy sẽ không chuyển màu

- Giấy quỳ là chất chỉ thị màu phân biệt dung dịch bazơ hoặc axit. Màu sắc thay đổi dựa vào độ pH của dung dịch. Do đó nó không có hóa trị và cũng không có công thức hóa học cụ thể.

Ưu nhược điểm của giấy quỳ tím so với các chất chỉ thị pH khác

- Giấy quỳ tím được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhờ những ưu điểm mà sản phẩm này mang lại:

+ Cho kết quả nhanh: Chỉ bằng một mẩu giấy nhỏ bạn có thể nhanh chóng biết được dung dịch mình đang có là axit hay bazo. Việc trả kết quả nhanh sẽ giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian.

+ Kết quả chính xác: Giấy cũng cho kết quả có tính chính xác cao. Thậm chí có thể cho biết tính mạnh yếu của axit hay bazo một cách tương đối thông qua hiển thị trên bảng màu.

+ Chi phí thấp: Giá thành khá rẻ so với các chất chỉ thị khác nên giấy quỳ được nhiều người ưa chuộng.

- Tuy nhiên bên cạnh đó, chất chỉ thị này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Giấy quỳ không thể xác định chính xác hoàn toàn tính mạnh yếu của axit hay bazo của dung dịch, độ pH. Để xác định chính xác thì người sử dụng cần dùng tới những thiết bị có tính năng cao hơn như máy đo độ pH chuyên dụng.

Quỳ tím ra đời như thế nào?

- Theo nghiên cứu giấy quỳ tím được tìm ra bởi một thầy thuốc người Tây Ban Nha có tên là Arnaldus de Villa Nova. Chúng được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1300. Tới thế kỷ 16, phương pháp sản xuất phổ biến nhất là được chiết suất từ loài cây địa y. Tại Hà Lan khi ấy đã có thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất theo phương pháp này.

- Vào những năm 1640 quỳ tím được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu về nước khoáng. Sau đó chúng được biết đến nhiều hơn và được ứng dụng vào nhiều ngành sản xuất khác.

Quy trình sản xuất

- Thực tế quỳ tím cũng được sản xuất giống như các loại giấy thông thường. Nguyên liệu chính là từ gỗ. Trải qua các công đoạn nghiền, trộn, xay và cán mỏng. Cuối cùng bột giấy sẽ được trộn thêm hợp chất quỳ tím để sản xuất và tạo ra thành phẩm để sử dụng. Do đó quỳ tím không độc hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chất nào làm quỳ tím không đổi màu? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bờm
    Bờm

    👆👆👆👆👆👆👆

    Thích Phản hồi 21/09/22
    • Đội Trưởng Mỹ
      Đội Trưởng Mỹ

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 21/09/22
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        😻😻😻😻😻😻

        Thích Phản hồi 21/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm