Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hóa trị của S trong hợp chất SO2
Câu hỏi: Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2
Lời giải:
Theo quy tắc hóa trị: a.1=2.II => a=IV
Vậy S hóa trị IV trong hợp chất SO2
I - Lưu huỳnh
1. Lưu huỳnh là gì?
- Lưu huỳnh còn có tên gọi khác là Sulfur, là một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn, có ký hiệu là S và có số nguyên tử là 16.
2. Tính chất vật lý của Lưu huỳnh
- Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến hiện nay với những đặc điểm nổi bật như sau:
+ Không có mùi, không vị và nhiều hóa trị.
+ Dạng gốc của lưu huỳnh là một chất rắn kết tinh màu vàng chanh.
+ Trong tự nhiên, phi kim này có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hoặc trong các khoáng chất sulfua và sulfat.
+ Lưu huỳnh được xem là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và chúng được tìm thấy trong 2 axit amin. Trong thương mại, chúng được sử dụng trong phân bón hoặc dùng trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm,..
3, Tính chất hóa học của Lưu huỳnh
3.1, Tính oxi hoá
Khi tác dụng với hidro hoặc kim loại thì số oxi hóa sunfua sẽ giảm từ 0 xuống -2.
Tác dụng với kim loại: sẽ tạo thành muối sunfua.
Tác dụng với hidro sẽ tạo thành khí hidro sunfua.
3.2,Tính khử
S tác dụng với phi kim số oxi hoá sẽ tăng từ 0 lên đến +4 hoặc +6.
Khi ở nhiệt độ thích hợp lưu huỳnh mới phản ứng với phi kim.
Tác dụng với những chất oxi hoá mạnh.
4. Ứng dụng chủ yếu của lưu huỳnh
Lưu huỳnh được dùng nhiều trong công nghiệp với các ứng dụng khác nhau. Sulfur có dẫn xuất chính là axít sulfuric (H2SO4), được đánh giá là một trong những nguyên tố quan trọng nhất được dùng như nguyên liệu công nghiệp và được xem là quan trọng bậc nhất với mọi lĩnh vực của kinh tế thế giới.
Một số ứng dụng chủ yếu của lưu huỳnh:
- Sản xuất axit sulfuric
- Sử dụng trong ắc quy, bột giặt, lưu hoá cao su, thuốc diệt nấm và dùng trong sản xuất phân bóng phốtphat.
- Sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả.
- Với bản chất dễ cháy, nó còn được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.
- Sulfat magie (muối Epsom) có thể được dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng.
- Lưu huỳnh nóng chảy còn được dùng để tạo các lớp khảm trang trí trong sản phẩm đồ gỗ.
II - Lưu huỳnh đioxit - SO2
1. Khí Sunfurơ là gì?
- Công thức khí sunfurơ kí hiệu là SO2, là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh đioxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.
- SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu… hoặc nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.
2. Tính chất vật lý của SO2
Khí Sunfuro là chất khí, không màu, nặng hơn không khí, thường có mùi hắc, là khí độc và tan trong nước
Có điểm nóng là -72oC và điểm sôi – 10oC. Ngoài ra, khí này còn có khả năng làm vẩn đục nước sôi và làm mất màu dung dịch brom và màu cánh hoa hồng.
3. Tính chất hóa học của SO2
SO2 tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hidrosunfit
Lưu huỳnh dioxit tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sundfit và hidrosunfit
Lưu huỳnh dioxit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối
SO2 còn vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
4. Cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
Khí này thường được sinh ra nhiều nhất ở các núi lửa khi phun trào và nó có thể giải phóng hàng triệu tấn SO2.
- Còn trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
- Trong công nghiệp bằng cách đốt lưu huỳnh:
S + O2 (to) → SO2
- Đốt pyrit sắt:
FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8