Phản ứng phân hủy là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phản ứng phân hủy là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phản ứng phân hủy là gì? Ví dụ minh họa.

Trả lời:

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ:

1. Định nghĩa phản ứng phân hủy

- Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học mà trong đó một chất tham gia có thể tạo thành hai hay nhiều chất mới.
Hay nói một cách khác là trong phương trình phản ứng hóa học, chất tham gia chỉ có 1 chất và sản phẩm tạo thành phải có từ 2 chất trở lên. Chất tham gia ở đây chúng ta sẽ không gộp cả chất xúc tác vào mà chỉ đơn thuần là chất có tham gia vào quá trình biến đổi chất thôi. Còn khi quan sát bên phía sản phẩm, chúng ta phải thấy có 2 chất tạo thành trở lên. Chừng nào thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện trên thì phản ứng hóa học đấy chính là phản ứng phân hủy.

- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ minh họa:

2KClO3 → 2KCl + 3O2 (to)

KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (to)

CaCO3 → CaO + CO2 (to)

(NH4)2CO3 ⟶ H2O + 2NH3 + CO2

(NH4)2HPO4 ⟶ NH3 + NH4H2PO4

2. Đặc tính của phản ứng phân hủy

Các phản ứng phân hủy thường có các đặc tính sau:

- Phương trình phản ứng từ một chất sinh ra hai hoặc nhiều chất mới

- Các chất sản phẩm sinh ra có tính bền xác định

- Cần có những điều kiện tối ưu mới xảy ra phản ứng, đặc biệt lưu ý về điều kiện nhiệt độ

- Thường phản ứng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn

- Số oxi hóa của nguyên tố có thể thay đổi hoặc giữ nguyên.

- Trong trường hợp thay đổi, phản ứng cũng được gọi là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử.

3. Bài tập phản ứng phân hủy

Bài 1: Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?

a) 2KMnO4→ K2MnO4+ MnO2 + O2

b) CaO + CO2→ CaCO3.

c) 2HgO → 2Hg + O2

d) Cu(OH)2→ CuO + H2

Bài 2: Nung đá vôi CaCO3 thu được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

Bài 3: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi.

a) Viết PTHH biểu diễn sự phân hủy

b) Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi (đktc)

Bài 4: Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

Bài làm:

Phản ứng hóa hợp: chất tham gia là hai hai nhiều chất còn chất tạo thành chỉ có một chất.

Ví dụ: H2 + O2 → H2O (to)

Phản ứng phân hủy: chất tham gia là một chất còn chất tạo thành là hai hai nhiều chất.

Ví dụ: CaCO3 → CO2 + H2O (to)

Bài 5: Tính số gam Kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48 g khí oxi;

b) 44,8 lít khí oxi (đktc).

Bài làm:

Phương trình hóa học:

2KClO3 → 2KCl + 3O2 (1)

Phản ứng: 2mol 3mol

a) Ta có: nO2 = 4832 = 1,5 (mol).

Theo phương trình (1) ta có:

nKClO3 = 23nO2= 23.1,5 = 1 (mol).

Vậy khối lượng KClO3 cần thiết là: mKClO3 = n.M = 1.(39 + 35,5 + 48) = 122,5 (g).

b) Ta có: nO2 = 44,822,4 = 2(mol).

Theo phương trình (1) ta có:

nKClO3 = 23nO2 = 23.2 ≈ 1,333 (mol).

Vậy khối lượng KClO3 cần thiết là:

mKClO3 = n.M = 1,333.(39 + 35,5 + 48) = 163,3 (g)

Bài 6: Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Bài làm:

a) Phản ứng khi nung đá vôi:

CaCO3 → CO2 + H2O (to)

b) Đây là phản ứng phân hủy vì từ một chất (canxi cacbonat) tạo ra hai chất (khí cacbonic và nước).

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phản ứng phân hủy là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 152
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 30/09/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😎😎😎😎😎😎😎

      Thích Phản hồi 30/09/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 30/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm