Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Axit nào sau đây là axit một nấc?

Axit nào sau đây là axit một nấc? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Axit nào sau đây là axit một nấc?

  1. H2SO4
  2. H2CO3
  3. CH3COOH
  4. H3PO4

Trả lời:

Đáp án đúng: A. H2SO4

I. Axit

1. Khái niệm

1 số axit thường gặp: axit clohiđric HCl, axit sunfuric H2SO4, axit nitric HNO3

Trong thành phần phân tử của các axit trên đây đều có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3)

Định nghĩa

Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit

Gồm: H và gốc axit

2. Tên gọi

Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên latinh của phi kim + hiđric

VD: Gốc axit tương ứng

HCl: axit clohiđric -Cl: clorua

H2S: axit sunfuhiđric = S: sunfua

Axit có nhiều oxi

Axit có nhiều nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên latinh của phi kim + ic

VD: Gốc axit tương ứng

HNO3: axit nitric -NO3: nitrat

H2SO4: axit sunfuric =SO4: sunfat

H3PO4: axit photphoric PO4: photphat

Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên latinh của phi kim + ơ

VD: Gốc axit tương ứng

HNO2: axit nitrơ -NO2: nitrit

H2SO3: axit sunfurơ =SO3: sunfit

3. Phân loại

Axit không có oxi (HCl, H2S)

Axit có oxi (HNO3, H2SO4)

II. Bazơ

1. Khái niệm: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

CTHH: M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

2. Tên gọi:

Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

KOH: Kali hidroxit

3. Phân loại

- Bazơ tan trong nước. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

- Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

III. Muối

1. Định nghĩa

Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit

2. Công thức

Gồm: Kim loại + gốc axit

VD: Na2CO3 Na = CO3

NaHCO3 Na -HCO3

3. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4: natri sunfat

Na2SO3: natri sunfit

ZnCl2: kẽm clorua

Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat

KHCO3: kali hiđrocacbonat

4. Phân loại

Muối trung hòa

Là muối mà trong gốc axit không có hiđro.

VD: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

Muối axit

* Là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.

* Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại.

Trong những chất sau đây, những chất nào là oxit, bazơ, axit, muối. Đọc tên của chúng: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Mn(OH)2, SO2

IV. Các cách nhận biết axit bazơ muối

1. Sử dụng quỳ tím

Quỳ tím là một vật dụng có thể giúp nhận biết 3 chất axit bazơ muối một cách dễ dàng.

Quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ nếu dung dịch đó là axit; màu xanh nếu dung dịch đó là bazơ và quỳ tím không đổi màu khi cho vào dung dịch muối.

Song có một lưu ý rằng ở những lớp cao hơn hoặc thi học sinh giỏi thì sẽ có một số muối khiến quỳ tím đổi màu như NaHCO3, Na2CO3 (quỳ tím chuyển xanh)

Như vậy, nếu mẫu thử quỳ tím chuyển màu nào thì bạn cũng đã biết đó là dung dịch chứa gì rồi nhé. Đây là cách dễ dàng thực hiện và nhận biết nhất.

2. Sử dụng hóa chất khác

Bên cạnh sử dụng quỳ tím để nhận biết axit bazơ muối thì còn một cách khác nữa để nhận biết. Đó chính là sử dụng hóa chất khác là muối để xem các phản ứng hóa học xảy ra.

- Với H2SO4 và dung dịch muối sunfat (SO4): Chúng ta sử dụng dung dịch muối của Bari hoặc Ba(OH)2. Khi tiến hành thí nghiệm, sẽ thấy có hiện tượng kết tủa trắng, đó chính là BaSO4 không tan trong nước và axit.

- Với HCl và muối clorua (Cl): Chúng ta sử dụng dung dịch AgNO3 để thử. Phản ứng hóa học diễn ra chính là xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan trong nước và axit

- Với muối cacbonat (CO3): Sử dụng dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4) sẽ xuất hiện khí không màu không mùi.

- Với muối amoni (NH4): Sử dụng dung dịch kiềm sẽ xuất hiện khí không màu và có mùi khai.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Axit nào sau đây là axit một nấc? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ma Kết
    Ma Kết

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 20/09/22
    • Bảo Ngân
      Bảo Ngân

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 20/09/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 20/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm