Trong hơi thở chất khí làm đục nước vôi trong là
Chất làm đục nước vôi trong
Trong hơi thở chất khí làm đục nước vôi trong là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến chất làm đục nước vôi trong.
Trong hơi thở chất khí làm đục nước vôi trong là
A. SO3
B. CO2
C. SO2
D. NO2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
kết tủa trắng
Chọn đáp án B
Có thể bạn chưa biết
Để nhận biết được sự có mặt của khí cacbonic trong hơi thở, ta lấy một cốc chứa nước vôi trong và thổi hơi thở liên tục vào cốc. Tiến hành quan sát, ta thấy ly nước vôi có hiện tượng vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic, khí này đã làm đục nước vôi trong.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp O2, CO2 người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa
A. Ca(OH)2
B. HCl
C. NaCl
D. Na2SO4
Hỗn hợp khí cho đi qua Ca(OH)2 dư thì CO2 là oxit axit sẽ tác dụng với dung dịch bazơ, sẽ bị giữ lại, còn O2 thoát ra ta sẽ thu được O2 tinh khiết.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Khi đó CO2 sẽ bị loại bỏ còn lại O2 tinh khiết
Câu 2. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng
A. Giấy quỳ tím ẩm
B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
C. Than hồng trên que đóm
D. Dẫn các khí vào nước vôi trong
Câu 3. Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ:
A. SO3
B. Fe2O3
C. CaO
D. K2O
A đúng vì SO3 oxit axit tác dụng với H2O (quỳ ẩm) tạo ra axit làm quỳ chuyển đỏ
B sai vì Fe2O3 là oxit bazo không tan
C, D sai vì CaO, K2O là oxit bazo tác dụng với nước tao ra bazo làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ
Câu 4. Khi sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy hiện tượng là
A. tạo thành kết tủa trắng.
B. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
C. chỉ tạo dung dịch không màu.
D. xuất hiện kết tủa sau đó tan tạo dung dịch keo trắng.
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
CaCO3↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Câu 5. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3
B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3
D. Na2HPO4, ZnO, Zn(OH)2
Dãy các chất vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
Na2HPO4, ZnO, Zn(OH)2
Phương trình phản ứng:
Na2HPO4 + 2HCl → 2NaCl + H3PO4
Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
Câu 6. Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện
C. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện
D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2xảy ra phản ứng:
Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO2 vào 200 ml dd hỗn hợp (Ba(OH)2 1,2M và NaOH 2M), phản ứng hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị V là:
A. 3,136
B. 2,24 hoặc 15,68
C. 17,92
D. 3,136 hoặc 16,576.
nNaOH = 0,2 mol; nBa(OH)2 = 0,1 mol; nBaCO3 = 0,08 mol
nBaCO3= 0,08 mol < nBa(OH)2 = 0,1 mol
Nên có 2 trường hợp
Trường hợp 1: Chưa có sự hòa tan kết tủa
nCO2 = nBaCO3= 0,08 mol => V = 0,08.22,4 = 1,792 lít
Trường hợp 2: Đã có sự hòa tan kết tủa
=> nCO2 = nOH – nCO32- = (nNaOH + 2nBa(OH)2) - nBaCO3= 0,32 mol
=> V = 0,32.22,4 = 7,168 lít
...................................
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Trong hơi thở chất khí làm đục nước vôi trong là.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.