Giải Hóa 9 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
Giải Hóa 9 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 91, giúp các bạn học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Giải bài tập trang 92 sgk Hóa 9: Axit cacbonic và muối cacbonat
A. Tóm tắt lý thuyết hóa 9 bài 29
I. Axit cacbonic (H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
Trong nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.
Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2
2. Tính chất hóa học
H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.
H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.
II. Muối cacbonat
1. Phân loại
Muối trung hòa: Không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Thí dụ: Na2CO3, CaCO3,..
Muối axit: Có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Thí dụ: NaHCO3, Ca(HCO3)2...
2. Tính chất
Tính tan: Chỉ có một số muối cacbonat tan dược, như Na2CO3, K2CO3... và muối axit như Ca(HCO3)2,... Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO3...
3. Tính chất hóa học
Muối cacbonat tác dụng với dd axit mạnh hơn (HCl, HNO3, H2SO4,...) tạo thành muối mới và CO2.
Một số dung dịch muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Dung dịch muối cacbonat tác dụng với một số dung dịch muối tạo thành 2 muối mới
Nhiều muối cacbonat (trừ Na2CO3, K2CO3,... ) dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2
Thí dụ: CaCO3\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CaO + CO2
4. Ứng dụng
CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng..
Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
B. Giải bài tập Hóa 9 bài 29
Bài 1 trang 91 SGK Hóa 9
Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Hướng dẫn giải bài tập
Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3
H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
Bài 2 trang 91 SGK Hóa 9
Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải bài tập
MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.
Tác dụng với dung dịch axit:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.
MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.
Dễ bị phân hủy:
MgCO3 → MgO + CO2.
Bài 3 trang 91 SGK Hóa 9
Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:
\(C\overset{(1)}{\rightarrow}CO_{2} \overset{(2)}{\rightarrow} CaCO_{3}\overset{x1}{\rightarrow}CO_{2}\)
Hướng dẫn giải bài tập
Các phương trình hóa học:
(1) C + O2 → CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Bài 4 trang 91 SGK Hóa 9
Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) H2SO4 và KHCO3
b) K2CO3 và NaCl
c) MgCO3 và HCl
d) CaCl2 và Na2CO3
e) Ba(OH)2 và K2CO3
Giải thích và viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải bài tập
Những cặp chất tác dụng với nhau:
a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
d) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KOH
Cặp chất không tác dụng với nhau: b).
Bài 5 trang 91 SGK Hóa 9
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Hướng dẫn giải bài tập
Phương trình hóa học của phản ứng:
nH2SO4 = 980/98 =10 mol
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
Theo pt: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10 x 2 = 20 mol.
VCO2 = n. 22,4 = 20 x 22,4 = 448 lít.
>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 9 Bài 30: Silic Công nghiệp silicat
C. Giải SBT Hóa 9 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi bài tập sách bài tập tại: Giải SBT Hóa 9 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
D. Trắc nghiệm Hóa 9 bài 29 Axit cacbonic và muối cacbonat
Ngoài Giải bài tập trong sgk Hóa 9, VnDoc gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9 bài 29, giúp các em củng cố kiến thức được học hiệu quả. Tài liệu dưới dạng trực tuyến cho các em trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong.
.............................................
Ngoài Giải Hóa 9 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.