Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit được VnDoc biên soạn, tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm Hóa 9 bài 3, nội dung bài đi vào các tính chất hóa học chung của axit. Từ đó giúp các bạn học sinh nắm được tính chất vật lí, cũng như tính chất hóa học, biết viết và cân bằng phương trình phản ứng từ đó vận dụng làm các dạng bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9.

I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

1. Phân loại

Dựa vào tính chất hóa học, phân loại thành:

  • Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…
  • Axit trung bình: H3PO4
  • Axit yếu: H2CO3, H2SO3,…

2. Tính chất hóa học của axit

a. Tác dụng với chất chỉ thị màu

Dung dịch axit làm quỳ thành đỏ

b. Tác dụng với kim loại

  • Đối với các axit thường (HCl, H2SO4 loãng)

Axit + kim loại hoạt động → muối + H2

Ví dụ:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

  • Đối với các axit có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, HNO3

Kim loại (Au, Pt) + \left\{ \begin{array}{l}
{H_2}S{O_4}d\\
HN{O_3}d\\
HN{O_3}l
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}d\\ HN{O_3}d\\ HN{O_3}l \end{array} \right.\)→ Muối HT cao + H2O + \left\{ \begin{array}{l}
S{O_2}\\
N{O_2}\\
NO
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} S{O_2}\\ N{O_2}\\ NO \end{array} \right.\)

Ví dụ:

3Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO ↑

3Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + 2H2O + NO ↑

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

c. Tác dụng với bazơ (Phản ứng trung hòa)

Axit + bazơ → muối + nước

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

d. Tác dụng với oxit bazơ

Axit + oxit bazơ → muối + nước

Lưu ý: Các axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đặc) khi tác dụng với các hợp chất oxit, ba zơ, hoặc muối của kim loại có hóa trị chưa cao thì sản phẩm như khi tác dụng với kim loại.

Ví dụ:

4HNO3 (đ,n) + FeO → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO2

Fe2O3 + 2HNO3 → 2Fe(NO3)3 + H2O

e. Tác dụng với muối

Axit + muối → axit mới + muối mới

f. Tác dụng với phi kim rắn: C, P, S (xảy ra đối với axit có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc, HNO3)

Phi kim + \left\{ \begin{array}{l}
{H_2}S{O_4}d\\
HN{O_3}d\\
HN{O_3}l
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}d\\ HN{O_3}d\\ HN{O_3}l \end{array} \right.\)→ Axit của PK + nước + \left\{ \begin{array}{l}
S{O_2}\\
N{O_2}\\
NO
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} S{O_2}\\ N{O_2}\\ NO \end{array} \right.\)

Ví dụ:

S + 2H2SO4 (đ,n) → 3SO2 + H2O

P + 5HNO3 (đ,n) → H3PO4 + 5NO2 + H2O

3. Phương pháp điều chế trực tiếp

a) Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4  → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

b) Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

>> Bài tiếp theo tại: Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng

II. Bài tập trắc nghiệm

Để giúp bạn đọc củng cố nâng cao kĩ năng, kiến thức sau mỗi bài học trên lớp, VnDoc đã tổng hợp biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 15 câu hỏi có đáp án. Đây là câu hỏi dưới dạng trực tuyến cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Mời các bạn làm trực tiếp tại: 

III. Bài tập mở rộng củng cố

1. Câu hỏi trắc nghiệm hóa 9 bài 3

Câu 1. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 2. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO

B. Al

C. K2O

D. NaOH

Câu 3. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 4. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaO

D. NaOH và H2SO4

Câu 5. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Mg, KOH, CuO, CaCO3

B. NaOH, Zn, MgO, Ag

C. Cu, KOH, CaCl2, CaO

D. Mg, KOH, CO2, CaCO3

Câu 6. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn

B. Mg và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 7.  Cho các chất: MgCO3, MgO, Mg(OH)2, MgCl2, MgSO4 và sơ đồ: A ⟶ B ⟶ C ⟶ D ⟶ E. Chuỗi phản ứng phù hợp với sơ đồ trên là

MgCO3 ⟶ MgO ⟶ MgSO4 ⟶ MgCl2 ⟶ Mg(OH)2.
MgCO3 ⟶ Mg(OH)2 ⟶ MgSO4 ⟶ MgO ⟶ MgCl2.
MgCO3 ⟶ Mg(OH)2 ⟶ MgCl2 ⟶ MgSO4 ⟶ MgO.
MgCO3 ⟶ MgCl2 ⟶ MgO ⟶ MgSO4 ⟶ Mg(OH)2.

Câu 8. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

A. Na

B. Fe

C. Cu

D. Ba

Câu 9. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

A. 1M

B. 0,1 M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 10. Hòa tan 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu, Mg tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

A. 40% và 60%

B. 70% và 30%

C. 50% và 50%

D. 75% và 25%

2. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập

1C2A3D4A5A
6D7A8B9A10B

Câu 1. 

Al + H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + H2

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Câu 5. 

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

HCl + KOH → KCl + H2O

CuO + 2HCl  → CuCl2 + H2O

CaCO3 + HCl  → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 7. 

Sơ đồ: MgCO3 ⟶ MgO ⟶ MgSO4 ⟶ MgCl2 ⟶ Mg(OH)2

Phương trình hóa học:

(1) MgCO3  \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) MgO + CO2

(2) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

(3) MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4

(4) MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl

B không thỏa mãn do từ MgSO4 không điều chế trực tiếp được MgO.

C không thỏa mãn do từ MgSO4 không điều chế trực tiếp được MgO.

D không thỏa mãn do từ MgCl2 không điều chế trực tiếp được MgO.

Câu 9.

nHCl = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo phương trình hóa học: nH2 = nHCl = 0,2 mol => CM = 0,2/0,2 = 1M

Câu 10.

nHCl = 0,1 mol

Cu không phản ứng với HCl

Phương trình hóa học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo phương trình hóa học: nHCl= nMg= 0,2 mol

=> mMg = 0,2 .24 = 1,2 gam

=> %mMg = 1,2/4.100 = 30%

=> %mCu = 100 - 30 = 70%

IV. Giải bài tập hóa 9 bài 3 tính chất hóa học của axit 

Để giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài tính chất hóa học của axit. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết tại: Giải bài tập Hóa 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit

V. Giải bài tập sách bài tập Hóa 9 bài 3 tính chất hóa học của axit 

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 3 tính chất hóa học của axit , để nâng cao củng cố cũng như vận dụng tốt kiến thức lý thuyết hóa 9 bài 3. Các bạn học sinh cần làm thêm các dạng câu hỏi bài tập sách bài tập hóa 9 bài 3.

Để giúp bạn đọc nắm được các phương pháp giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải bài tập SBT hóa 9 bài 3 tại: Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 3

.................

Ngoài Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit, các bạn có thể tham khảo thêm Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm