Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 9 bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

VnDoc giới thiệu đến các bạn học sinh tài liệu: Giải Hóa 9 bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK lớp 9 môn Hóa, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài và luyện giải Hóa 9 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

A. Tóm tắt kiến thức cơ bản: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a. Ô nguyên tố

Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó'

b. Chu kì

  • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
  • Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.
  • Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì, các chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; các chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn.

c. Nhóm

  • Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau.
  • Mỗi nhóm được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Nhóm IA (trừ H) là các kim loại mạnh, gọi là các kim loại kiềm; Nhóm VIIA là các phi kim mạnh, gọi là nhóm halogen; Nhóm VIIIA là các khí hiếm (hay khí trơ).
  • Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Theo chu kìTheo nhóm A
Số e lớp ngoài cùng tăng từ 1e đến 8eSố e lớp ngoài cùng = STT nhóm
Bán kính nguyên tử giảm dầnBán kinh nguyên tử tăng dần
Tính kim loại giảm, tính phi kim tăngTính kim loại tăng tính phi kim giảm

4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

a. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

Thí dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tử A và so sánh với các nguyên tố bên cạnh.

Giải: Số hiệu nguyên tử là 17, suy ra điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron.

  • Ở chu kì 3, suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e.
  • Nguyên tố A (Cl) ở cuối chu kì 3 nên là một phi kim mạnh, tính phi kim của A mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì (là s có số hiệu là 16) và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm (là Br có số hiệu nguyên tử là 35) nhưng kém nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm (là F có số hiệu nguyên tử là 9).

b. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.

Thí dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.

Giải:

  • Vì nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và có le ở lớp ngoài cùng, suy ra nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.
  • Nguyên tố A ở đầu chu kì nên tính chất hóa học cơ bản là tính kim loại.
  • Ngoài ra, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở khoa học quan trọng giúp ta có phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học một cách có hệ thống.

B. Giải bài tập trang 101 SGK Hóa lớp 9

Bài 1 trang 101 sgk Hóa 9 

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cấu tạo nguyên tửTính chất
Điện tích hạt nhânSố e trong nguyên tửSố lớp electronSố e ở lớp ngoài cùngKim loạiPhi kim
7+725x
12+1233x
16+1636x

Bài 2 trang 101 sgk Hóa 9

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  • Số thứ tự của nguyên tố là 11 (ô số 11) thuộc chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn
  • Tên nguyên tố là: Natri; Kí hiệu hóa học: Na; Nguyên tử khối: 23.

Bài 3 trang 101 sgk Hóa 9

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hoá học minh hoạ với kali.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Các nguyên tố nhóm IA, chỉ có hóa trị là I trong các hợp chất và có tánh chất hóa học tương tự natri.

2K + 2H2O → 2KOH + H2

4K + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2K2O

2K + Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl

Bài 4 trang 101 sgk Hóa 9

Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At): tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hoá học minh hoạ với brom.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Các nguyên tố nhóm VIIA có tính chất hóa học tương tự clo.

Br2 + 2K \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KBr

3Br2 + 2Fe \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeBr3

Br2 + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HBr (k)

Bài 5 trang 101 sgk Hóa 9

Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần :

a) Na, Mg, Al, K

b) K, Na, Mg, Al

c) Al, K, Na, Mg

d) Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cách sắp xếp đúng là b): K, Na, Mg, Al.

Vì:

  • Các nguyên tố Na, Mg, AI ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm.
  • Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.

Bài 6 trang 101 sgk Hóa 9

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As.

Giải thích.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vị trí các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn:

NhómVAVIAVIIA
Chu kì
2NOF
3P
4As

Theo chu kì 2, tính phi kim tăng dần từ N, O, F. Theo nhóm VA, tính phi kim tăng dần từ As, P, N.

Vậy: Tính phi kim tăng dần từ trái sang phải là As, P, N, O, F.

Bài 7 trang 101 sgk Hóa 9

a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng

  • A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.
  • 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.

b) Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol của muối (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) nA = 0,35/22,4 = 0,0156625 mol

MA = 1/0,0156625 = 64 gam

Tìm số nguyên tử S, O trong phân tử A?

mO = 64.50/100 = 32 => nO = 32/16 = 2 mol

mS = 64 - 32 = 32 gam => nS = 32/32 = 1 mol

Suy ra trong 1 phân tử A có 1S và 2O, công thức của A là SO2

b) Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH và SO2, có thể tạo thành muối trung hoà, muối axit hoặc cả hai muối:

nSO2 = 0,2 mol

nNaOH = 0,36 mol

Xét tỉ lệ: nNaOH/SO2 = 0,36/0,2 >1 => Sau phản ứng tạo ra 2 muối, muối trung hòa và muối axit

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (1)

x          2x             x

SO2 + NaOH → NaHSO3 (2)

y         y               y

Gọi số mol của SO2 lần lượt ở phương trình (1) và (2) là x, y

x + y = 0,2 mol

2x + y = 0,36 mol

=> x = 0,16, y = 0,04

nNa2SO3 = 0,16 => CM = 0,16/0,3 = 8/15M

nNaHSO3 = 0,04 => CM = 0,04/0,3 = 2/15M.

>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 9 bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

C. Giải SBT Hóa 9 bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 9 bài 31 tại: Giải SBT Hóa 9 bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

D. Trắc nghiệm Hóa 9 bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Câu 1: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

A. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

C. Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.

D. Nguyên tử khối.

Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 3: Trong một chu kì tuần hoàn, khi đi từ trái qua phải thì:

A. Bán kính nguyên tử giảm dần

B. Năng lượng ion giảm dần

C. Ái lực điện tử giảm dần

D. Độ âm điện giảm dần

Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây: Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

.........................

............................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Giải Hóa 9 bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa học 9

    Xem thêm