Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ được VnDoc biên soạn, nội dung trình bày trọng tâm tính chất hóa học của bazơ, phân loại giúp các bạn dễ hình dung so sánh 2 tính chất hóa học của oxit bazơ tan và oxit bazơ không tan. Từ đó giúp các bạn vận dụng làm các dạng bài tập Hóa 9 bài 7 một cách tốt nhất.
Tính chất hóa học của bazơ
Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới.
I. Tóm tắt nội dung bài 7 Hóa 9
1. Phân loại bazơ
Bazơ tan: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
Bazơ không tan: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2
Bazơ tan (dung dịch kiểm) | Bazơ không tan | |
Làm đổi màu chất chỉ thị | + Đổi màu quỳ tím thành xanh + Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng | |
Tác dụng với oxit axit | 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O | |
Tác dụng với axit | Cả bazơ tan và không tan đều phản ứng. Tạo thành muối và nước | |
HCl + NaOH → NaCl + H2O | 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O | |
Nhiệt phân | Bazơ không tan bị nhiệt phân. | Tạo thành oxit tương ứng và nước. 2Fe(OH)3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe2O3 + 3H2O |
Tác dụng với muối | Được học trong bài 9 |
II. Bài tập mở rộng củng cố
1. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:
A. NaOH, KOH, Cu(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2
C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2
D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2
Câu 2. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây
A. Tác dụng với oxit bazơ
B. Tác dụng với axit
C. Tác dụng với dung dịch oxit axit
D. Bị nhiệt phân hủy
Câu 3. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2?
A. CO2, HCl, Na2O, CaCO3
B. SO2, HCl, Ca(HCO3)2, NaCl
C. SO2, HCl, BaO, CO2
D. SO2, P2O5, HCl, Na2CO3
Câu 4. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?
A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2
B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2
C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOH
D. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2
Câu 5. Dãy gồm bazơ tan trong nước là:
A. NaOH, Ca(OH)2, KOH và Cu(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2
C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2 và KOH
D. NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2
Câu 6. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu: Na2CO3, Ca(OH)2 và NaOH. Chỉ dùng 1 chất nào sau đây có thể nhận ra dung dịch trong mỗi lọ?
A. Mg
B. HCl
C. CaO
D. NaCl
Câu 7. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối
A. Na2CO3
B. Na2CO3 và NaHCO3
C. NaHCO3
D. NaHCO3, CO2
Câu 8. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là:
A. NaCl và NaOH
B. KOH và H2SO4
C. Ca(OH)2 và HCl
D. NaOH và FeCl2
Câu 9. Để trung hòa tan dung dịch chứa 16 gam NaOH cần 100 gam dung dịch H2SO4. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng là:
A. 19,6%
B. 16,9%
C. 32,9%
D. 39,2%
Câu 10. Cho dung dịch chứa 17,1 gam Ba(OH)2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 10,95 gam HCl. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được sau phản ứng thấy quỳ tím.
A. Đổi màu đỏ
B. Đổi màu xanh
C. Không đổi màu
D. Mất màu
Đáp án - Hướng dẫn giải
1D | 2A | 3D | 4C | 5D |
6C | 7C | 8A | 9B | 10A |
Câu 7.
nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol
nNaOH = 0,2.0,25 = 0,05 mol
Xét tỉ lệ:
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,05}}{{0,05}} = 1\) => T = 1
Vậy phản ứng tạo 1 muối duy nhất là muối axit NaHCO3
Câu 9.
nNaOH = 16/40 = 0,4 mol
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,4 → 0,2
=> Khối lượng của H2SO4 bằng: 0,2.98 = 19,6 gam
\(C\% = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}(ct)}}}}{{{m_{{H_2}S{O_4}(dd)}}}}.100\% = \frac{{19,6}}{{16 + 100}}.100\% = 16,9\%\)
Câu 10.
nBa(OH)2 = 17,1/171 = 0,1 mol
nHCl = 10,95/36,5 = 0,3 mol
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
Xét tỉ lệ số mol:
\(\frac{{{n_{Ba{{(OH)}_2}}}}}{1} < \frac{{{n_{HCl}}}}{2}\)
Sau phản ứng Ba(OH)2 phản ứng hết, HCl dư, do đó sau phản ứng dung dịch còn axit HCl làm quỳ chuyển sang màu đỏ
2. Bài tập tự luận tự luyện
Câu 1. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: KCl, Ba(OH)2, KOH, K2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:
Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: KOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).
Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: KCl, K2SO4 (nhóm 2).
Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là K2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 + KOH
Câu 2. Cho 23,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH (loãng, dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Khi cho hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH loãng dư thì chỉ có Al phản ứng.
nH2 = 0,6 mol
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3.0,6 = 0,4 (mol)
→ mCu = mX - mAl = 23,6 - 0,4. 27 = 12,8 (g)
Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nFe2O3 = mFe2O3/MFe2O3 = 24/(56.2 + 16.3) = 0,15 mol
Phương trình hóa học:
2Fe(OH)3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe2O3 + 3H2O
Theo phương trình phản ứng ta có:
nFe(OH)3 = 2.nFe2O3= 0,15. 2 = 0,3 mol
mFe(OH)3 = nFe(OH)3.MFe(OH)3 = 0,3.(56 + 3 + 16.3) = 32,1 gam
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn 39,2 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nCu(OH)2 = m/ M= 39,2/(64 + 2 + 32) = 0,4 mol
Cu(OH)2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CuO + H2O
Theo phương trình phản ứng ta có: nCuO = nCu(OH)2 = 0,4mol
CuO + H2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Cu + H2O
Từ phương trình hóa học ta có => nCu = nCuO= 0,4 mol
=> mCu = nCu . MCu = 0,4 . 64 = 25,6gam
Câu 5. Cho 400ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 400ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (1)
nKOH = 0,4 (mol)
nH2SO4= 0,4 (mol)
=> Sau phản ứng còn 0,2 mol H2SO4 dư
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (2)
Từ phương trình phản ứng 2 ta có:
nH2SO4 = nH2= 0,2 (mol)
VH2= 22,4.0,2 = 4,48 (lít)
III. Giải bài tập hóa 9 bài 7 Tính chất hóa học của bazơ
Để giúp bạn đọc luyện tập cũng như rèn luyện kĩ năng thao tác làm bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 7, VnDoc hướng dẫn bạn đọc hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách giáo khoa tại: Giải bài tập hóa 9 bài 7 Tính chất hóa học của bazơ
IV. Giải sách bài tập hóa 9 bài 7 tính chất hóa học của bazo
Ngoài các câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 7, để củng cố mở rộng nâng cao kĩ năng giải bài tập, các bạn học sinh cần luyện tập thêm các dạng câu hỏi bài tập sách bài tập tại: Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 7
................
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- Hóa học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
- Giải bài tập trang 25 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của Bazơ
- Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 7
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.