Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học oxit và axit

Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học oxit và axit được VnDoc biên soạn, nội dung tóm tắt trọng tâm bài 5 hóa 9, tài liệu khái quát lại một nữa tính chất hóa học của oxit và axit. Từ đó giúp các bạn ôn tập, vận dụng làm các dạng bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận Hóa học 9.

Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới.

I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

1. Tính chất hóa học của oxit

Hóa 9 bài 5

2. Tính chất hóa học của axit

Hóa 9 bài 5

Lưu ý: H2SO4 có những tính chất hóa học riêng

Tác dụng với kim loại không giải phóng khí hidro

2H2SO4 (đặc) + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2

Tính háo nước, hút ẩm:

C12H22O11 \overset{H_{2}  SO_{4} }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)12C + 11H2O

Tham khảo lý thuyết hóa học 9 bài tiếp theo tại: Hóa học 9 Bài 6 Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

II. Bài tập mở rộng củng cố

1. Câu hỏi trắc nghiệm hóa 9 bài 5

Câu 1. Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

A. Na2O

B. CaCO3

C. CaO

D. Ca(OH)2

Câu 2. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 4,48

C. 3,36

D. 6,72

Câu 3. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu, K2O, Ba(OH)2, AgCl

B. Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3

C. H2O, BaO, KOH, CO2

D. CaO, P2O5, Al(OH)3, Mg

Câu 4. Dẫn V (lít) khí CO2 ở đktc vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản thu được 19,7 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

A. 2,24 và 6,72

B. 2,24

C. 6,72

D. 2,24 và 3,36

Câu 5. Cặp chất nào dưới đây không tổn tại trong cùng một dung dịch

A. HCl và NaOH

B. KCl và HCl

C. Ba(OH)2 và H2SO4

D. KOH và H2SO4

Câu 6. Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl

A. CaCO3, Al2O3, Ba(OH)2, Fe

B. Ag, BaO, CO2, Al

C. Cu, MgO, NaOH, CO2

D. CO2, K2O, NaOH, NaBr

Câu 7. Dãy chất oxit tác dụng với nước làm quỳ tím hóa đỏ

A. CaO, Na2O, CO2, SO2

B. N2O5, NO, SO2, CO

C. N2O5, SO2, CO2, P2O5

D. BaO, CO2, NO, CO

2. Bài tập tự luận hóa 9 bài 5

Câu 8. Cho các chất: Cu, Na2SO3, H2SO4.

Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế SO2 từ các hợp chất trên.

Câu 9. Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, H2SO4, KCl, K2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 10. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) H2O + … → HNO3

b) … + HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

c) KOH + … → K2SO4 + H2O

d) Na2SO3 + … → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 11. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 12. Hòa tan 8 gam CuO trong 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được

III. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập

1C2B3B4A5B6A7C

Câu 6.

A thỏa mãn vì CaCO3, Al2O3, Ca(OH)2, Fe đều phản ứng được với axit HCl.

Các phương trình hóa học xảy ra:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Ca(OH)2 + 2HCl→ CaCl2 + 2H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

B loại Ag, CO2

C loại Cu, CO2

D loại CO2, NaBr

Câu 7. 

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO2 + H2O → H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 8. 

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O (1)

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O (2)

Câu 9.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

Nhóm 1: HCl và H2SO4: Làm quỳ chuyển sang màu đỏ

Nhóm 2: KCl và K2SO4: Không làm quỳ đổi màu quỳ tím

Nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 1, chất không phản ứng là HCl, chất phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Tiếp tục nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 2, chất không phản ứng là KCl, chất phản ứng tạo kết tủa là K2SO4

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

Câu 10.

a) H2O + N2O5 → HNO3

b) BaCO3 + HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

c) KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

d) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 11.

(1) S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2

(2) 2SO2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(5) SO2 + H2O→ H2SO3

(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O

(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 12.

nCuO = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

0,1 → 0,1 → 0,1

Khối lượng H2SO4 bằng:

{m_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{{m_{dd.}}C\% }}{{100\% }} = \frac{{100 \times 19,6}}{{100}} = 19,6 gam\({m_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{{m_{dd.}}C\% }}{{100\% }} = \frac{{100 \times 19,6}}{{100}} = 19,6 gam\)

=> nH2SO4 = 0,2 mol

nCuO < nH2SO4 => CuO phản ứng hết, H2SO4 dư sau phản ứng.

Dung dịch sau phản ứng gồm:

\left\{ \begin{array}{l}
nCuS{O_4} = 0,1mol\\
n{H_2}S{O_4}du = 0,2 - 0,1 = 0,1mol
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} nCuS{O_4} = 0,1mol\\ n{H_2}S{O_4}du = 0,2 - 0,1 = 0,1mol \end{array} \right.\)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd = mct + mdm = mCuO + mdd H2SO4 = 8 + 100 = 108 gam

\begin{array}{l}
C{\% _{CuS{O_4}}} = \frac{{{m_{CuSO}}_{_4}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%  = \frac{{0,1 \times 160}}{{108}} = 15,09\% \\
C{\% _{{H_2}S{O_4}(du)}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%  = \frac{{0,1 \times 98}}{{108}} = 9,07\% 
\end{array}\(\begin{array}{l} C{\% _{CuS{O_4}}} = \frac{{{m_{CuSO}}_{_4}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\% = \frac{{0,1 \times 160}}{{108}} = 15,09\% \\ C{\% _{{H_2}S{O_4}(du)}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\% = \frac{{0,1 \times 98}}{{108}} = 9,07\% \end{array}\)

...................

VnDoc đã gửi tới bạn đọc Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học oxit và axit. Nội dung tài liệu khái quát lại tính chất hóa học của oxit cũng như axit, giúp các bạn ghi nhớ lại kiến thức cũng như nắm chắc tính chất hóa học thông qua các dạng câu hỏi bài tập.

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học oxit và axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Hóa học 9

    Xem thêm