Bài tập hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối
Giải bài tập Hóa 9 bài 9
Bài tập hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối được VnDoc biên soạn gửi tới các bạn, là các dạng bài tập củng cố liên quan đến các dạng bài tập của bài. Giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức, dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Một số tài liệu liên quan đến bài Hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối:
- Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- Giải Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 9
Bài tập 1. Ghép công thức muối thích hợp ở cột (I) với tính chất nêu ở cột (II) cho phù hợp.
Công thức muối (I) | Tính chất (II) |
1. BaSO4 2. CaCO3 3. CuSO4 4. KMnO4 | A. Dung dịch có màu xanh lam B. Dung dịch có màu tím C. Tác dụng với dung dịch Na2SO4 tạo kết tủa D. Phản ứng với axit HCl tạo chất khí không màu E. Chất rắn màu trắng, không tan trong dung dịch HCl |
Hướng dẫn giải
1-E | 2-D | 3-A | 4-B |
Bài tập 2. Hãy ghép thí nghiệm ghi ở cột (I) với hiện tượng ghi ở cột (II) cho phù hợp.
Thí nghiệm (I) | Hiện tượng (II) |
A. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 | (1) Chất rắn màu trắng tạo thành, dung dịch thu được không màu |
B. Cho dây Al vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. | (2) Chất rắn màu nâu đỏ tạo thành, dung dịch thu được không màu |
C. Cho dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2SO4. | (3) Chất rắn màu đỏ tạo thành bám vào thanh kim loại, màu xanh của dung dịch nhạt dần |
D. Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 | (4) Chất rắn màu nâu đỏ tạo thành, dung dịch thu được màu trắng |
(5) Chất rắn tan dần, dung dịch tạo thành màu xanh |
Hướng dẫn giải
A-2 | B-3 | C-1 | D-5 |
Bài tập 3. Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tính giá trị của a.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
0,15 0,15
nCO2=3,36/22,4 = 0,15mol
Theo phương trình hóa học: nNa2CO3 = nCO2 = 0,15mol
nNa2CO3 = nCO2 = 0,15mol
=>a = mNa2CO3 = 0,15.106 = 15,9 gam
Bài tập 4. Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là
Hướng dẫn giải
mNa2CO3 = (200.10,6)/100 = 21,2gam
=>nNa2CO3 = 0,2 mol
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
0,2 mol → 0,2 mol
=> mCO2 = 0,2.44 = 8,8 gam
Bài tập 5. Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
Hướng dẫn giải
nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15mol
Gọi số mol của CaCO3 và MgCO3 lần lượt là x và y mol
=> mhỗn hợp = 100x + 84y = 14,2 (1)
Phương trình hóa học:
CaCO3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2
x mol → x mol
MgCO3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) MgO + CO2
y mol → y mol
=>nCO2 = x+y = 0,15mol (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,05 mol
=>%mCaCO3 = \(\frac{100.0,1}{14,2}.100\%=70,42\text{%}\)
%mMgCO3 = 29,58%
Bài tập 6. Trộn một dung dịch có chứa 11,2 gam KOH với một dung dịch có chứa 32 gam CuSO4. Lọc lấy kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải.
nKOH = 11,2/56 = 0,2 mol, nCuSO4 = 0,2 mol
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
0,2 0,1 0,1 0,1
nCuSO4 dư = 0,2- 0,1 = 0,1 mol
Kết tủa Cu(OH)2 bị phân hủy khi nung nóng:
Cu(OH)2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CuO + H2O
0,1 0,1
Chất rắn có khối lượng không đổi
mCuO = 0,1 . 80 = 8 gam
Bài tập 7. Nhiệt phân hoàn toàn 12,6 gam muối cacbonat của kim loại M (hóa trị II). Dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 15 gam kết tủa. Kim loại M là
Hướng dẫn giải
Gọi công thức hóa học của muối cacbonat là MCO3
MCO3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) MO + CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Chất kết tủa là CaCO3, nCaCO3 = 15/100 = 0,15 (mol)
Từ (1), (2) => mMCO3 = nCaCO3 = 0,15 mol
=> MMCO3 = 12,6/0,15 = 84 (g/mol); MM = 84 - 60 = 24 (g/mol)
Vậy kim loại M là Mg
Bài tập 8. Cho 24,3 gam hỗn hợp gồm K2CO3 và K2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch
Hướng dẫn giải
K2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2KCl
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2KCl
Chất kết tủa gồm BaCO3 và BaSO4. Cho kết tủa tác dụng với dung dịch HCl chỉ có BaCO3 phản ứng, chất rắn còn lại là BaSO4.
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol
Theo (3): nBaCO3 = nCO2 = 0,05 mol
Theo phương trình (1): nK2CO3 = nBaCO3 = 0,05 mol
mK2CO3 = 0,05.138 = 6,9 gam
mK2SO4 = 24,3 - 6,9 = 17,4 gam
nK2SO4 = 0,1 mol
Theo phương trình (2): nBaSO4 = nK2SO4 = 0,1 mol
mBaSO4 = b = 0,1.233 = 23,3 gam
.................................
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bài tập hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.