Trắc nghiệm hóa học 9 bài 25
Trắc nghiệm hóa học 9 bài 25 Tính chất của phi kim
Trắc nghiệm hóa học 9 bài 25 Tính chất của phi kim được VnDoc biên soạn với 10 câu hỏi trắc nghiệm, giúp các bạn học sinh được luyện tập với các dạng bài tập sau mỗi bài học.
A. Hóa 9 bài 25 Tính chất của phi kim
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
Trạng thái ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I2,... Trạng thái lỏng như: Br2; Trạng thái khí như: O2, H2, N2, …
Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Một số phi kim độc như clo, brom, iot,..
II. Tính chất hóa học nào?
1. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
Phương trình hóa học:
2Na + Cl2 → 2NaCl
2Cu + O2 → 2CuO
2. Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành các hợp chất khí.
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2H2O
H2 + Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2HCl
3. Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
Phương trình hóa học:
S + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SO2 (k)
4P + 5O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2P2O5 (r)
4. Mức độ hoạt động của phi kim
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. Các phi kim như Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
B. Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Phi kim có những tính chất nào dưới đây?
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
B. Đều là chất rắn ở điều kiện thường
C. Dẫn điện tốt, nhưng dẫn nhiệt kém
D. Có thể là chất rắn hoặc chất lỏng hoặc chất khí ở điều kiện thường.
Câu 2. Dãy chất nào dưới đây các phi kim không thể tác dụng được
A. Oxi, hidro, một số kim loại và một số phi kim khác
B. Nước, các dung dịch axit, các dung dịch bazơ
C. Một số kim loại
D. Một số kim loại và một số phi kim
Câu 3. Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng
A. Khí flo và oxi
B. Cacbon và oxi
C. Bột nhôm và lưu huỳnh
D. Axit clohidric và photpho
Câu 4. Bột sắt với oxi tác dụng với nhau ở điều kiện nào
A. Ở nhiệt độ thường
B. Cần chất xúc tác
C. Có ánh sáng
D. Nung nóng
Câu 5. Đốt cháy mẩu photpho trên muôi sứ trong không khí thu được chất rắn màu trắng. Hòa tan chất rắn vào nước thu được dung dịch X. Thả mẩu quỳ tím vào dung dịch X thấy hiện tượng:
A. Màu quỳ đổi đổi sang hồng
B. Màu quỳ tím đổi sang đỏ
C. Màu quỳ tím đổi sang màu xanh
D. Quỳ tím bị mất màu
Câu 6. Phi kim có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất là:
A. Flo
B. CLo
C. Oxi
D. Silic
Câu 7. Cho các nguyên tố sau: C, N, O, F nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất
A. C
B. N
C. O
D. F
Câu 8. Phi kim nào sau đây tồn tại ở thể lỏng
A. Flo
B. Clo
C. Brom
D. Iot
Câu 9. Một phi kim X ở thể rắn, tạo được 2 oxit XO2 và XO3. Phân tử khối của oxi này bằng 0,8 lần phân tử khối của oxit kia. Nguyên tố X là
A. Cacbon
B. Lưu huỳnh
C. Photpho
D. Silic
Câu 10. Hỗn X gồm bột Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1. Khi đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong một lượng vừa đủ khí clo thu được được 6,52 gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 1,78 gam
B. 2,26 gam
C. 2,62 gam
D. 2,16 gam
Câu 11. Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường
A. S, P, N2, Cl2
B. C, S, Br2, Cl2
C. Cl2, H2, N2, O2
D. Br2, Cl2, N2, O2
Câu 12. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
A. hiđro hoặc với kim loại.
B. dung dịch kiềm.
C. dung dịch axit.
D. dung dịch muối.
Câu 13. Người ta căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động hoá học của phi kim ?
A. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và oxi.
B. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với phi kim và hiđro.
C. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với hiđro và oxi.
D. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro
Câu 14. Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là :
A. SO2, H2O, CO2 , P2O5
B. SO3, H2O, CO2 , P2O5
C. SO2, H2O, CO, P2O5
D. SO3, H2O, CO, P2O5
Đáp án Hướng dẫn giải
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
D | B | B | A | B | D | D |
Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
C | B | B | C | A | D | A |
Câu 9.
Ta có MXO2 = 0,8. MXO3 => (MX+32) = 0,8(MX+48) => MX=32
X là lưu huỳnh
Câu 10.
Mg + Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) MgCl2
2x 2x
Zn + Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) ZnCl2
x x
m muối = 2x.95 + 136x = 6,52 => x = 0,02
m = 2.0,02.24 + 0,02.65 = 2,26 gam
Câu 11.
Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2
Loại A vì S ở thể rắn
Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng
Đáp án C
Câu 12.
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13.
D
Câu 14.
Lưu huỳnh cháy trong oxi dư thu được SO2: S + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) SO2
Chú ý: chỉ tạo thành SO3 khi có xúc tác V2O5: 2SO2 + O2 \(\overset{V_{2} O_{5} ,t^{o} }{\rightarrow}\) 2SO3
Hidro cháy trog oxi dư tạo nước: 2H2 + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2H2O
Cacbon cháy trong khí oxi dư tạo thành CO2: C + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CO2
Chú ý: Khi C dư tạo thành CO
Photpho cháy trong oxi dư tạo thành P2O5: 4P + 5O2\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2P2O5
...............................................
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Trắc nghiệm hóa học 9 bài 25. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.