Trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc
VnDoc xin giới thiệu bài Trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc
Dàn ý suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc
Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ.
Thân bài
Giải thích khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
- Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
- Biểu hiện, đặc trưng bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
- Bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc.
- Bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người.
- Bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.
Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
- Về mặt tích cực: Thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực.
- Về mặt tiêu cực: Những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.
Bài học nhận thức và hành động
- Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.
- Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.
- Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc.
Kết bài
Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
Trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc - Bài mẫu 1
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc - Bài mẫu 2
Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, đó có thể là văn hóa, lối sống, cách hành xử hay chỉ đơn thuần là những lời ăn tiếng nói, trang phục mình mặc và nhen nhóm cả trong suy nghĩ đến hành động. Tất cả đều tạo nên tâm hồn, phong thái Việt Nam rất riêng biệt.
Mỗi dân tộc đều tự hào về những bản sắc, những phong tục của riêng mình. Nếu như Trung Quốc hãnh diện vì nền văn hóa mấy ngàn năm đồ sộ, người Nhật lại khiêm tốn, đoàn kết trong khó khăn thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông mà ít dân tộc nào có được. Chúng ta có tinh thần dân tộc, đoàn kết một lòng, gan góc, dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được Hồ chủ tịch khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Đến nay, tinh thần ấy vẫn luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam. Đó còn là sự đoàn kết, sẻ chia, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”. Thế nhưng, hơi thở của cuộc sống hiện đại dường như đang ảnh hưởng không ít đến bản sắc văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Nhưng trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Anh - Việt … đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hóa dân tộc, ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Điều đó thật đáng buồn và đáng lên án.
Để bản sắc dân tộc không bị mai một và thái hóa, trước hết phải từ sự tự ý thức của mỗi người, phải thực sự thấy được giá trị của văn hóa dân tộc - đã và đang ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân máu đỏ da vàng. Gia đình, cộng đồng cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó trong sự trà trộn của những luồng văn hóa khác. Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu. Phải biết chắt lọc, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hãy bắt đầu ngay từ việc điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân mình.
Trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc - Bài mẫu 3
Để có thể đưa đất nước Việt Nam giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thì bên cạnh việc phát triển kinh tế, chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Văn hóa có thể hiện hữu bằng sản phẩm thuộc về vật chất như những món ăn của dân tộc, trang phục truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Và cũng có thể vô hình qua những giá trị tinh thần: tiếng nói, truyền thống của dân tộc (yêu nước, hiếu học, thủy chung…), tác phẩm văn học, những nét đẹp trong phong tục tập quán… Quả thật, với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa.
Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, cần phải có những biện pháp nào để giữ gìn bản sắc văn hóa. Có lẽ đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Tuy hành động đó là nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay - những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức bảo vệ những nét đẹp chân quý của đất nước.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.
- Anh chị có đồng tình với quan điểm đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao?
- Đọc hiểu Tri thức là sức mạnh
- Tản văn là gì?
- Những quy định chung của cộng đồng của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất
- Cách lập dàn ý
- Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì?
- Trình bày suy nghĩ của em về ước nguyện được dâng hiến cho cuộc đời
- Văn bia là gì?
- Biện pháp tu từ trong bài Trăng nở nụ cười
- Dây cà ra dây muống là phương châm gì?
- Vai trò vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm văn học
- Trình bày ý kiến về việc học sinh nói chuyện riêng gây mất trật tự trong giờ học
- Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp. Hãy kể lại sự việc đó
- Em có đồng tình với quan điểm với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân không?
- "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược" là phương châm gì?
- Biện pháp tu từ trong bài Sang năm con lên bảy
- Biện pháp tu từ trong bài Thời gian là vàng
- Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
- Thành phần tình thái là gì?
- Ai được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"?
- Trung hậu là gì?
- Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận độc thoại độc thoại nội tâm
- Trình bày suy nghĩ về lời xin lỗi
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Anh chị có đồng tình với quan điểm của một người trẻ ở phần đầu văn bản không? Vì sao?
- Văn thuyết minh là gì?
- Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm
- Tựu trung là gì?
- Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em
- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
- Đôn hậu là gì?
- Đặc điểm nhân vật Vũ Nương
- Viết đoạn văn 15-20 câu bày tỏ suy nghĩ Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài
- Giải thích thành ngữ Dây cà ra dây muống
- Lá rụng về cội là gì?
- Suy nghĩ về thông điệp hãy là người tử tế
- Anh chị có đồng tình với quan điểm khách hàng là thượng đế không? Vì sao?
- Giải thích thành ngữ Ăn không nói có
- Viết đoạn văn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
- Đặc điểm nhân vật Trương Sinh
- Lời dẫn trực tiếp là gì?
- Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp
- Thông điệp mà nhà văn O Hen-ri muốn gửi các bạn đọc qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là gì?
- Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người một nhân vật?
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt
- Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm
- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản
- Giải thích nghĩa của từ "Chông chênh" và cho biết em đã giải thích bằng cách nào?
- Bài tập về sự phát triển của từ vựng
- Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài "Hoàng Lê nhất thống chí"
- Điển tích điển cố trong Kiều ở lầu Ngưng Bích?
- Truyện Kiều gồm mấy phần
- Các biện pháp tu từ trong Chị em Thúy Kiều
- Đặc điểm của nhân vật Thúy Kiều
- Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Đọc hiểu bài Vầng trăng quê em
- Biện pháp tu từ trong Truyện Kiều
- Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất?
- Trình bày suy nghĩ của em về chủ đề biết lắng nghe để thấu hiểu
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều
- Phương châm lịch sự là gì?
- Biện pháp tu từ trong bài thơ Cảnh ngày xuân
- Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?
- Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật gì?
- Nội dung truyện Lục Vân Tiên
- Đặc điểm của nhân vật Lục Vân Tiên
- Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu
- Cảm nhận về Lục Vân Tiên
- Viết đoạn văn cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài Đồng chí
- Dàn ý phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
- Các biện pháp tu từ
- Nội dung bài thơ Đồng chí
- Nêu quan điểm của bản thân về thành công và hạnh phúc sẽ theo đuổi trong quá trình đi làm
- So sánh bài thơ Đồng chí và bài thơ Tiểu đội xe không kính
- Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm?
- Câu nói "Súng bên súng đầu sát bên đầu" sử dụng nghệ thuật gì?
- Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn song hành cùng nhau có ý nghĩa gì?
- Phương thức biểu đạt của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?
- Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu phân tích khổ 3 và 4 bài thơ về Tiểu đội xe không kính
- Dàn ý nghị luận về lòng vị tha
- Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Khi viết văn nghị luận cần tránh những lỗi nào?
- Mở bài hay cho văn nghị luận xã hội
- Đặc điểm nhân vật anh thanh niên
- Nghị luận về sống và làm việc có kế hoạch
- Đoạn văn nghị luận về hình ảnh người lính ngày đêm canh giữ biển đảo
- Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo
- Biện pháp tu từ trong bài Đoàn thuyền đánh cá
- Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?
- Thế nào là thơ 8 chữ?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Ánh trăng
- Đặc điểm nhân vật ông Hai
- Tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- So sánh đối thoại và độc thoại
- Bài tập về đối thoại độc thoại độc thoại nội tâm
- Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?
- Quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long là gì?
- Có ý kiến cho rằng Lặng lẽ Sa pa là truyện ngắn mang đậm chất thơ
- Có ý kiến cho rằng Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người vô danh hay nhất
- Tóm tắt nhân vật anh thanh niên
- Đặc điểm của anh thanh niên
- Vì sao Anh thanh niên là người cô độc nhất thế gian?
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về anh thanh niên hay nhất
- Mở bài phân tích anh thanh niên
- Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tác dụng của ngôi kể trong Chiếc lược ngà
- Hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá thiêng liêng đối với ông Sáu
- Đặc điểm nhân vật ông Sáu
- Đặc điểm nhân vật bé Thu
- Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi "ba" vô ăn cơm?
- Biện pháp tu từ trong Áo anh rách vai
- Biện pháp tu từ trong câu Không có kính rồi xe không có đèn
- Các thể thơ hiện đại Việt Nam