Câu thành ngữ Ăn ốc nói mò liên quan tới phương châm hội thoại nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Câu thành ngữ Ăn ốc nói mò liên quan tới phương châm hội thoại nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Câu thành ngữ Ăn ốc nói mò liên quan tới phương châm hội thoại nào?

  1. Phương châm về chất
  2. Phương châm quan hệ
  3. Phương châm cách thức
  4. Phương châm lịch sự

Đáp án đúng: A. Phương châm về chất

I. Khái niệm phương châm hội thoại

Hội thoại là một dạng trong văn học nghị luận để nói lên lên quan điểm, luận điểm về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, đưa ra các yêu cầu, kiến nghị, giải pháp để phân tích, bổ sung hay phản bác một vấn đề nào đó.

Các phương châm hội thoại là những quy định, quy tắc mà người tham gia hội thoại (người nói và người nghe) phải hiểu rõ và tuân thủ thì cuộc hội thoại đó mới thành công.

Có 5 phương châm hội thoại chính gồm: Phương châm hội thoại về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

II. Các loại phương châm hội thoại

Phương châm về lượng

Khái niệm

Phương châm về lượng là khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.

- Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.

Ví dụ phương châm về lượng

Ví dụ 1:

- Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh?

- Con: Dạ, 9 giờ sáng ah.

Ta thấy chỉ có 2 câu nói giữa mẹ và con nhưng có nội dung đầy đủ, không thừa, không thiếu.

Ví dụ 2:

- Trâm: Cậu học bơi ở đâu?

- Hồng: ở dưới nước

Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy nhân vật Hồng đã quy phạm phương châm về lượng khi trả lời “ ở dưới nước” đây là điều hiển nhiên vì bơi thì phải ở dưới nước. Câu trả lời sẽ gây khó hiểu cho người nghe và không đáp ứng thông tin mà người nghe cần.

Câu trả lời đầy đủ mà Hồng cần nói: Tớ học bơi ở hồ bơi thành phố gần nhà tớ.

Ví dụ 3:

- Anh lợn cưới: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Anh áo mới: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Ta thấy cả hai nhân vật đều quy phạm phương châm về lượng, đều nói nhiều hơn so với tiêu chuẩn. Như thay vì nói con lợn là đủ ý rồi, lại thêm vào từ lợn cưới.

=> Cả 2 nhân vật đều có tính khoe của là nội dung mà tác giả muốn châm biếm.

Phương châm quan hệ

Khi hội thoại, tranh luận cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.

Phương châm cách thức

Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.

Phương châm lịch sự

Tùy người giao tiếp với mình có vai vế, cấp bậc như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu thích hợp nhất.

III. Những đặc điểm chính của phương châm hội thoại

Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, các bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.

- Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.

- Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

- Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.

IV. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Trong giao tiếp chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói mà không tuân theo các phương châm hội thoại đã đề ra. Các lỗi có thể xảy ra và cần tránh ở đây là:

- Người nói giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: Đôi khi chúng ta nói mà không suy nghĩ trước sẽ vô tình nói những câu không được tế nhị.

- Khi nói phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta cần ưu tiên trả lời cho câu hỏi nào quan trọng nhất.

- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu thành ngữ Ăn ốc nói mò liên quan tới phương châm hội thoại nào? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 68
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm