Biện pháp tu từ trong câu Không có kính rồi xe không có đèn

VnDoc xin giới thiệu bài Biện pháp tu từ trong câu Không có kính rồi xe không có đèn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cho biết biện pháp tu từ trong câu: “Không có kính rồi xe không có đèn”

Trả lời:

Biện pháp tu từ:

- Điệp từ "không"

- Liệt kê

→Tác dụng: Nhấn mạnh khắc họa thành công hiện tượng những chiếc xe không kính qua đó thấy được sự tàn khốc của chiến tranh.

I. Điệp từ

1. Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?

Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

2. Các dạng của Điệp ngữ

a. Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một cụm từ, mà trong đó, các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp

Ví dụ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.

b. Điệp ngữ nối tiếp

Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

c. Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.

3. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ

a) Tạo ra sự nhấn mạnh

Ví dụ:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồm xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

Trong ví dụ trên, từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng by

Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

Tạo sự khẳng định

Ví dụ:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

II. Liệt kê

1. Khái niệm Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người.

Cần phân biệt hai hiện tượng này để:

+ Một mặt, học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê.

+ Mặt khác, khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.

2. Các kiểu liệt kê

– Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.

Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.

Ví dụ: Kệ sách của Lan có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….

+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp.

Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.

– Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê tăng tiến.

Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….

Ví dụ: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.

+ Kiểu liệt kê không tăng tiến.

Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý nghĩa toàn bộ câu.

Ví dụ: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

III. Tác dụng của phép liệt kê

Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử “…Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Đây là một trong các phép tu từ đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng nhất. Tuy nhiên để sử dụng hợp lý, đúng cách cần lưu ý những điều sau:

- Tất cả các từ liệt kê phải chung một chủ đề hay có 1 nghĩa chung tổng quát nhất định.

- Với phương pháp tăng tiến, cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.

- Giữa các từ cần cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc các từ kết hợp như “ với, và”.

- Biện pháp này xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… hầu như hiếm khi xuất hiện trong thơ ca.

- Cần phân tích, kiểm tra nếu các từ có liên quan ngữ nghĩa với nhau thì đó là phép liệt kê. Ngược lại có thể là biện pháp tu từ khác.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ trong câu Không có kính rồi xe không có đèn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 92
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    hay quá

    Thích Phản hồi 04/06/22
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      cho xin bài trắc nghiệm liên quan với

      Thích Phản hồi 04/06/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm