Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm nhân vật ông Sáu

Đặc điểm nhân vật ông Sáu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặc điểm nhân vật ông Sáu

Lời giải:

- Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày, cùng là dịp để ông gặp gỡ con.

- Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ chất phác, dũng cảm và giàu lòng yêu nước.

- Ông Sáu là một người cha rất mực yêu thương con. Tình yêu ông dành cho con vô cùng sâu nặng và mãnh liệt.

1. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

Nguyễn Quang Sáng (Nguyễn Sáng) sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Những trang văn của ông đậm đặc màu sắc Nam Bộ, bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất. Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại, các tập truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết khác nổi tiếng, được bạn đọc đón nhận. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim.

Có thể nói, “Chiếc lược ngà” chính là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ. Nói về hoàn cảnh viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng có kể: “Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây.Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.

Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, con gái của mình mới được hơn một tuổi, lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: "Thu! Con…" . Sự xúc động ấy của ông Sáu ta có thể hoàn toàn hiểu được, xa con nhiều năm, lại đi khi con còn quá nhỏ, tình thương của cha chưa được lấp đầy lại phải vội đi xa, nỗi lòng nhớ con da diết, sự mong chờ…Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Thế nhưng, đáp lại tình cảm của ông,Thu không nhận ra cha của mình, bởi chiến tranh để lại trên gương mặt ông một vết thẹo dài, lớn, đứa trẻ như Thu bị doạ. Em chạy đi,xa lánh,không nhận ông Sáu là cha, phản ứng quá mạnh mẽ với ông, thậm chí còn nói hỗn, chống đối khi mời ông Sáu ăn cơm, đỉnh điểm là khi em hất văng miếng trứng cá ra khỏi chén cơm ông Sáu gắp cho. Sau đó vì tức giận quá, ông Sáu lỡ tay đánh con dù ông không muốn làm điều đó, ông hối hận, day dứt rất lâu. Chuyến này về ngắn ngày, ông chỉ ước mong có một điều là được nghe Thu gọi một tiếng “ba”, nhưng con bé lại nhất quyết không chịu, thương tâm ông cũng không muốn trách con. Lúc lên đường, bé Thu lại bất ngờ gọi ba, đó như là thúc đẩy, sự xúc động vô bờ giúp ông vượt qua mọi khó khăn trên chiến trường và kiên trì làm chiếc lược ngà tặng cho con. Hình ảnh chiếc lược ngà như ám ảnh tâm trí người đọc, đó là món quà tâm huyết của một người cha, của tấm lòng thương yêu dành cho con gái nhưng cuối cùng lại không thể tận tay trao cho con gái, hình ảnh này đã lấy đi biết bao nước mắt của độc giả.

Hình ảnh ông Sáu thật bình dị và cũng rất lãng mạn, rất đẹp, Nguyễn Quang Sáng không chỉ làm sáng lên tình phụ tử thiêng liêng, cao quý mà cũng sáng lên hình ảnh người chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến, đồng thời cũng phê phán nỗi đau mất mát mà chiến tranh gây ra cho mỗi gia đình.

2. Phân tích nhân vật ông Sáu

Câu chuyện về tình cha con của ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà gây xúc động cho người đọc vô cùng. Tình cha con ấy được đặt thử thách trong hoàn cảnh chiến tranh nên càng có nhiều điều đáng nói. Sự khốc liệt của chiến tranh, của thời gian không thể làm tàn lụi đi tình cảm ấy. Hơn hết càng khiến cho tình cảm ấy thêm thiêng liêng khi những con người trong câu chuyện nhìn nhận được tình cảm, tình nghĩa, sự quan trọng của tình cảm gia đình.

Trong tác phẩm nhân vật chính là bé Thu, nhưng còn một nhân vật trung tâm, nhân vật mang tư tưởng rất lớn lao cho tác phẩm, đó là nhân vật ông Sáu. Chiến tranh thực sự là một điều đáng sợ. Cũng chỉ vì chiến tranh mà gia đình nhỏ ba người của ông Sáu thật khó khăn trong việc đoàn viên đoàn tụ. Ông Sáu làm lính, cả đời nguyện hiến dâng cho Tổ quốc, cống hiến hết mình cho nhân dân và dù biết gánh được trách nhiệm là phải bỏ bê trách nhiệm nhỏ, ông hiểu và luôn đau đáu trong lòng nỗi buồn vì không bù đắp nhiều tình cảm cho vợ con. Ông suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt là về đứa con gái bé bỏng, lần gặp cuối cùng là từ khi con còn nhỏ xíu, thấm thoắt đã 8 năm. Nỗi nhớ thương con trong ông ngày càng da diết, ông mong ngóng từng ngày được trở về thăm con. Không được gặp con, không được gần gũi bên cạnh chăm sóc, bao bọc, bảo vệ con gái suốt bao nhiêu năm chính là nỗi day dứt lớn lao nhất trong trái tim của ông.Tại nơi chiến trường, không ngày nào ông không nhớ về gia đình, nhớ về vợ, nhớ về đứa con gái bé bỏng thân yêu. Ông cứ hình dung mãi không biết dáng hình của cô con gái của mình hiện giờ ra sao, cao lớn thế nào, có luôn nhớ tới ông như nỗi nhớ dào dào, mòn mỏi của ông hướng về nó. Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, bao nhiêu sự suy tư được thể hiện. Với ông Sáu, chẳng có gì sung sướng hơn nếu một ngày nào đó ông được trở về thăm nhà. Được gặp lại con, được nghe con gái mình gọi một tiếng “ba” chính là niềm mơ ước lớn lao nhất hiện giờ của ông Sáu.

Và rồi niềm mong mỏi đó cũng có ngày trở thành hiện thực, tuy nhiên, mọi chuyện không như ông mong muốn. Ông mòi mỏi, háo hức vô cùng để được gặp mặt con gái, được ôm con gái vào lòng, được hôn lên tóc nó….nhưng cuối cùng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh của cô con gái bướng bỉnh. Cô bé chạy trốn khỏi ông, ông càng đến gần thì nó lại càng bỏ ra xa, khước từ mọi sự gần gũi, vỗ về, quan tâm, âu yếm của ông. Và điều khiến ông đau đớn hơn cả là nó nhất quyết không chịu gọi ông bằng “ba”, phản kháng lại tất cả những việc mà ông dành cho nó, làm cho nó.

Ông Sáu càng gần gũi con, con càng đẩy ông ra xa, ông xót xa vô ngần. Ước nguyện không trọn vẹn, đó là điều ông đau đớn một. Nhưng chuyện sắp phải ra đi trong khi đó không được ôm con gái một lần, không được cảm nhận trọn vẹn, trong khi đó, ông còn lo sợ lần gặp này cũng sẽ là lần gặp cuối cùng vì sự nguy hiểm của chiến tranh là khôn cùng. Ông bất lực nhìn con gái, đau khổ, tuyệt vọng, tưởng chừng người đàn ông mạnh mẽ và can trường đó sẽ phải rơi nước mắt.

Cũng không trách cứ được bé Thu con gái ông, bởi con bé lưu giữ cho mình một tình cảm về cha đặc biệt quá. Đối với bé Thu, nó chỉ có một người ba duy nhất, nó thương ba của nó vô cùng. Hiểu được và thấm thía được những nỗi vất vả của ba nó. Chính bởi vậy, tình cảm của nó chỉ dành cho người ba thực sự của nó mà thôi. Chỉ vậy và không ai khác. 8 năm không phải quãng thời gian quá dài nhưng cũng không hề ngắn. 8 năm là quãng thời gian cho một đứa trẻ lớn khôn và cho một người đàn ông càng ngày càng già đi. Ba không giống trong bức ảnh chụp cùng mẹ, người đàn ông trước mặt Thu bây giờ khác biệt quá lớn, con bé có nhiều mối lo lắng và sự nghi ngờ.

Bé Thu – con gái ông, không chịu nhận ông là ba, hơn hết lại với thái độ rất cương quyết và chính khiến. Ông Sáu rất buồn, nhưng ông Sáu cũng không trách con, hơn hết ông thương con hơn vì sự thiếu thốn tình cảm của người cha. Đoạn văn nói về cảnh cha con nhận nhau gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Thấm thía vô cùng sức mạnh của tình phụ tử. Con gái ôm chặt ba mà hôn lên má ba, hôn lên cả vết thẹo dài trên má – nguyên nhân của việc khó nhận ra ba. Đau đớn, xót xa nhưng cũng ngập tràn sự hạnh phúc. Đối với ông Sáu, giây phút đó khiến ông mãn nguyện cả cuộc đời rồi. Để khi ra chiến trường, nỗi nhớ thương con của ông càng thêm da diết, ông tự mình làm ra cây lược kỷ niệm cho con gái thân yêu, bé bỏng của mình.

Chiến tranh rất khốc liệt và tàn nhẫn, nó phá hủy biết bao hạnh phúc của con người. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, chiến tranh khiến cho hạnh phúc gia đình của ông Sáu không trọn vẹn, vợ xa chồng,con xa cha để rồi dẫn đến có cuộc kỳ ngộ nhiều đau đớn, xót xa nhưng cũng cảm động và ấm áp vô cùng.

3. Tình cảm cao đẹp của ông Sáu với con trong truyện Chiếc lược ngà

Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà nhưng được biểu hiện tập trung, sâu sắc ở phần cuối truyện khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

Nỗi ân hận, day dứt cứ ám ảnh ông nhiều ngày vì ông đã nóng giận đánh con trong những ngày nghỉ phép.

Lời dặn dò của con gái: "Ba về! Ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba" đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một cây lược ngà cho con.

Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược: "Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc", "Tròn sống lưng lược có khắc một làng chữ nhỏ mà ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu, con của ba". Chiếc lược ngà đã trở thành một báu vật đối với ông. Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ hương, mong đợi của người cha trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gặp lại con. Chiếc lược ngà chưa tới được tay bé Thu.

Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con ông Sáu mà còn gợi cho ta nghĩ đến nỗi đau của chiến tranh. Chiến tranh gây đau thương mất mát cho biết bao con người, biết bao gia đình.

4. Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà

"Tình cha ấm áp như vầng thái dương

Ngọt ngào như dòng suối mát cuộc đời"

Có biết bao lời ca viết về trái tim ấm áp yêu thương của người cha dành cho những đứa con mình đầy ý nghĩa như thế. Bước vào văn học, tình cảm ấy cũng sáng ngời qua bao lời thơ, áng văn đẹp đẽ, truyện ngắn " Chiếc lược ngà" là một tác phẩm tiêu biểu. Thông qua tác phẩm, ta thấy được tấm lòng rộng lớn, bao dung của một người cha-ông Sáu dành cho con gái của mình.

Ông Sáu vốn là một người nông dân Nam Bộ, đất nước chiến tranh, ông cũng phong ra chiến trường hiểm nguy tranh đấu, góp phần mình cho đất nước thân yêu. Ngày rời đi bé Thu vừa tròn một tuổi, hình ảnh về đứa con thân yêu luôn thường trực trong tâm trí, trong nỗi nhớ da diết của một người cha. Ông luôn khao khát gặp lại đứa con thơ của mình. Rồi ngày nghỉ phép cũng tới, mấy năm ròng xa cách càng làm lòng ông đau nhói khi nghĩ về con, ông háo hức, mong đợi được thấy con, được ôm con vào lòng mình cho thoát nỗi nhớ mong. Lòng ông non nao vô bờ, khi chiếc xuồng chưa cập bến, thoáng thấy bé Thu dưới góc xoài, ông bước vội vàng trên những bước dài, ôm chầm lấy đứa con run run xúc động, nghẹn ngào" Ba đây con". Tiếng ba sao mà thân thương đến vậy, gặp lại Thu ông như được bù đắp hết thảy những khó khăn gian khổ nơi chiến trường, trong lòng ông Sáu giờ đây chỉ còn cô con gái bé bỏng mà thôi, chẳng còn một nỗi khó khăn nào xâm chiếm. Nhưng trớ trêu thay, vết thẹo dài trên má đã khiến bé Thu không nhận ra cha. Ông Sáu đau khổ, sững sờ và thất vọng vô cùng. Đúng rồi! Còn gì buồn hơn khi chính người ta thương lại không nhận ra ta, ông nghẹn đắng khi chợt nhận ra rằng, chiến tranh đã khiến ông phải chấp nhận nỗi đau con không nhận ra mình. Nhưng không vì vậy mà ngừng thương bé, ông Sáu càng thương bé nhiều hơn. Những ngày ở nhà, ông cố gắng làm mọi thứ để được gần con nhiều hơn, trong bữa cơm gia đình, ông gắp những đồ ăn ngon. Thời gian bên vợ con ông luôn trân trọng, dành dụm từng chút một. Khi bé Thu hỗn, ông lỡ đánh con đó là điều mà không một người cha nào mong mình làm nhiều vậy, ông đau lòng và ân hận vô cùng.

Khi bé Thu nhận ra mình qua lời ngoại giải thích, được con ôm chặt không rời ông vui mừng khôn xiết. Tiếng " ba" trong trẻo cất lên xé lòng, tiếng bà mà ông chờ đợi bấy lâu. Rồi ông hứa sẽ mua cho bé một chiếc lược mà em mong bấy lâu. Ngày trở lại căn cứ, nỗi ân hận khi lỡ đánh con khiến ông nhói lòng. Nhặt được chiếc ngà voi ông vui mừng khôn xiết, người cha ấy tỉ mỉ từng chút một làm chiếc lược ngà bằng tất thảy tình yêu thương vô bờ, thứ tình cảm lớn lao của cha dành cho con. Ông thận trọng khắc lên dòng chữ thân thương. Chiếc lược thật quý giá và thiêng liêng vô bờ, chiếc lược chứa chan nỗi mong nhớ, tình thương, trách nhiệm và kết nối tình cha con. Chiếc lược ấy là cả một bầu trời mộng ước của bé Thu, cả một niềm tin lớn của cha dành cho con gái thân yêu. Mỗi lúc rảnh rỗi ông luôn lấy nó ra ngắm cho vơi đi nỗi nhớ con gái trong lòng mình.

Ngày bom đạn chiến trường ác liệt, ông Sáu bị thương nặng, trước khi nhắm mắt, ông không quên gửi gắm kỷ vật yêu thương cho con gái mình. Đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, vẫn là hình ảnh con gái trong ông, bé Thu chính là món quà lớn và tuyệt vời nhất mà cuộc đời đã dành cho ông.

Chao ôi! Có điều gì có thể sánh được tình cảm dạt dào, lớn lao như thế. Ông Sáu chính là hình ảnh biểu tượng cho bao người cha vĩ đại trên cuộc đời này. Những người đã hy sinh thầm lặng vì hạnh phúc, niềm vui của con, của gia đình. Đọc tác phẩm, em càng thêm hiểu được những mất mát mà chiến tranh gây ra, hiểu hơn những tình cảm dạt dào của bao người cha trên cuộc đời. Từ đó thêm yêu, thêm quý hòa bình, càng thêm kính trọng và yêu thương cha mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng thành công sớm, để khi cha mẹ già đi có thể phụng dưỡng, đền đáp công ơn to lớn của người.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặc điểm nhân vật ông Sáu. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 29/05/22
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 29/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm