MgSO4 có kết tủa không? MgSO4 là chất gì
Magie sunfat
MgSO4 có kết tủa không? MgSO4 là chất gì được VnDoc biên soạn là nội dung về muối magie sunfat, giúp bạn đọc tìm hiểu về hợp chất muối của magie, MgSO4 có kết tủa không, kết tủa màu gì, có những tính chất, ứng dụng như thế nào, thì dưới đây tài liệu sẽ giúp bạn đọc giải đáp các câu hỏi.
I. MgSO4 là chất gì?
Magie sunfat là công thức hóa học là MgSO4
Đây là hợp chất có chứa magie, lưu huỳnh và oxi, tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, có mùi đặc trưng, vị đắng và dễ tan trong nước.
MgSO4 còn có các tên gọi khác nhau đó là Magnesium sulfate, Magie sulfat, Muối Epsom (heptahydrat), English salt, Bitter salts, …
MgSO4 được ứng dụng trong nguyên liệu sản xuất phân bón, sản xuất thức ăn gia súc và các ngành công nghiệp khác.
II. Tính chất của muối Magie sunfat
1. Tính chất vật lí
MgSO4 là hợp chất có màu trắng tinh thể
Vị đắng và mùi đặc trưng.
MgSO4 tan được trong nước, tan yếu trong ancol, glycerol và không tan trong aceton.
2. Tính chất hóa học Magie sulfat
- Magie sunfat bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ lớn hơn 1200 độ C
2MgSO4 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2MgO + 2SO2 + O2
- Ở nhiệt độ lớn từ 200 đến 330 độ C
MgSO4.7H2O → MgSO4 + 7H2O (200-330° C).
Magie sunfat tác dụng được với axit:
MgSO4 + H2SO4 → Mg(HSO4)2.
Magie sunfat tác dụng được với bazơ:
MgSO4 + 2KOH → Mg(OH)2↓ + K2SO4.
III. MgSO4 có kết tủa không?
MgSO4 không phải chất kết tủa, nhưng khi phản ứng với dung dịch bazo tạo ra chất kết tủa
Thí dụ: Cho MgSO4 vào dung dịch NaOH, thu được kết tủa trắng Mg(OH)2
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4.
IV. Điều chế, ứng dụng Magie sunfat
1. Điều chế MgSO4
Magie sunfat có thể được điều chế bằng cách trung hòa axit sulfuric với amino sunfat hoặc oxit theo phương trình dưới đây:
MgCO3 + (NH4)2SO4 → MgSO4 + 2NH3↑ + CO2↑ + H2O (sôi)
Tuy nhiên Magie sunfat thường được lấy trực tiếp từ các nguồn tự nhiên.
2. Ứng dụng Magie sunfat
Sử dụng trong phân bón, nông nghiệp, công nghiệp giúp cây cối xanh tốt
Sử dụng trong công nghiệp sản xuất mực in, thuốc nhuộm hay cả thuốc khử trùng,…
V. Bài tập vận dụng liên quan
Thí dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch mất nhãn đựng: BaCl2, MgSO4, AgNO3, K2CO3.
Đáp án hướng dẫn giải
Trích mẫu thử và đánh đánh số thứ tự
Sử dụng hóa chất dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử thấy:
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng, dung dịch ban đầu trong ống nghiệm AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3
Ống nghiệm nào xuất hiện khí không màu bay ra, dung dịch ban đầu trong ống nghiệm K2CO3
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O
Còn 2 dung dịch MgSO4, BaCl2 chưa nhận biết được
Tiếp tục cho H2SO4 vào lần lượt vào 2 ống nghiệm còn lại
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng, dung dịch ban đầu trong ống nghiệm BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓+ 2HCl
Không hiện tượng gì chính là MgSO4
Thí dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tìm khối lượng của
A. 9,52 B. 10,27 C. 8,98 D. 7,25
Đáp án hướng dẫn giải
nH2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol
Bảo toàn nguyên tố “H”: nH2SO4 = nH2 = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mKL + mH2SO4 – mH2 = 3,22 + 0,06.98 – 0,06.2 = 8,98 gam
Thí dụ 3: Cho m gam bột Zn vào 250 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 4,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 29,25.
B. 14,4.
C. 32,50.
D. 20,80.
Đáp án hướng dẫn giải bài tập
nFe2(SO4)3 = 0,24.0,25 = 0,06 mol
nFe3+ = 0,12 mol
Zn + 2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+
0,06….0,12…………….0,12
Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe
x……………………x
→ mdd tăng = mZn - mFe= 65(0,06 + x) – 56x = 9,6 → x = 0,1
=> nZn ban đầu = 0,06 + 0,1 = 0,16 mol => mZn = 0,16.65 = 14,4 gam
Thí dụ 4. Cho 5,4 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch B và 5,68 gam chất rắn D. Cho toàn bộ C vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,56 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong A là :
A. 41,48%
B. 51,85%
C. 58,52%
D. 48,15%
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Cu
=> chất rắn D gồm Fe dư và Cu , khi cho qua H2SO4 loãng chất rắn giảm chính là Fe dư vì Cu ko phản ứng với H2SO4 loãng mà dung dịch sau đó lại chỉ chứa 1 muối.
nFe(dư) = 0,56/56 = 0,01 mol.
Vì khi cho Fe vào Zn và dung dich CuSO4, Zn phản ứng hết thì mới tới Fe và
1mol Fe → 1mol Cu
mhh tăng = 64 - 56 = 8 gam ,
1mol Zn → 1mol Cu
mhh giảm = 65 - 64 = 1 gam.
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
(x - 0,01).8 - y = 0,28 (1)
mhh ban đầu = 5,4
=> 56x + 65y = 5,4(2)
(1) và (2) ra x = 0,05 và y = 0,04.
%mFe = 0,05.56/5,4 . 100%= 51,85%
Thí dụ 5. Cho V lít SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 2,08 gam kết tủa. Tìm V.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có: nCa(OH)2= 0,1 × 0,3 = 0,03 (mol)
Kết tủa là CaSO3 ⇒ nCaSO3 = 2,6/120 = 0018 (mol)
+) Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
0,018 ← 0,018 ← 0,018
nSO2 = 0,018 (mol) ⇒ V = 0,4032 (lít)
+) Trường hợp 2: xảy ra xả 2 phản ứng.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
0,018 ← 0,018 ← 0,018 (mol)
2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2
0,024 0,012 (mol)
nSO2 = 0,018 + 0,024 = 0,042 (mol) ⇒ V = 0,9408 (lít)
............................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn tài liệu rất hữu ích giúp bạn đọc tìm hiểu magie sunfat cũng như giải đáp các thắc mắc MgSO4 có kết tủa không? MgSO4 là chất gì, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12, Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.